Trang chủ / Tin tức / Khuyến công góp phần thay đổi diện mạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khuyến công góp phần thay đổi diện mạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ

In bài viết Chia sẻ:

Phóng viên báo Vietnam Economic News đã có cuộc trò chuyện với ông Đoàn Văn Thọ – Phó GĐ Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Ông có thể đánh giá những kết quả của hoạt động khuyến công tỉnh Quảng Ninh đạt được trong thời gian qua? Vừa qua, Sở Công Thương Quảng Ninh đã tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện hoạt động khuyến công theo Nghị định 134 của Chính phủ (giai đoạn 2005-2009), kết quả cho thấy chương trình khuyến công mặc dù là mới sống đã góp phần làm cho CNTT Quảng Ninh có bước phát triển mới, làm thay đổi diện mạo của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn. Với nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ trong 5 năm là 5.319,5 triệu đồng, Trung tâm đã tiến hành hỗ trợ cho 145 đề án; đào tạo nghề, truyền nghệ và phát triển nghề cho 816 lao động; 80 học viên được đào tạo qua nhiều lớp khởi sự DN và 216 học viên được đào tạo nâng cao năng lực quản lý; tổ chức 12 đoàn tham quan học tập khảo sát trong nước cho 191 lượt người tham gia, 3 đoàn tham quan học tập khảo sát nước ngoài cho 60 lượt người; xây dựng 4 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ 80 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hỗ trợ các cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm… Giá trị sản xuất , số lượng cơ sở CNNT tăng đáng kể cả về số lượng, giá trị đầu tư, quy mô sản xuất. Giá trị sản xuất CNTT năm 2005 là 343 tỷ đồng, chiếm 2,5% giá tri sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đến năm 2009 là 3.793 tỷ đồng, chiếm 15,4% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh; Số lượng cơ sở CNNT năm 2005 là 5.341 cơ sở, chiếm tỷ trọng 73,3% số cơ sở công nghiệp của toàn tỉnh; đến năm 2009 là 6.226 cồ sở, chiếm tỷ trọng 71,79% số cơ sở công nghiệp của toàn tỉnh. Đặc biệt, hoạt động khuyến công đã xóa được một số vùng trắng công nghiệp tại các huyện vùng cao biên giới, hải đảo như Bình Liêu, Cô Tô, giúp câc địa phương này chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà  nước, của tỉnh, Trung tâm có hỗ trợ gì giúp ĐN vừã và nhỏ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu? Ngoài việc hỗ trợ kinh phí nguồn kinh phí khuyến công theo quy định của Nhà nước đối với các DN vừa và nhỏ, Trung tâm thường xuyên phối kết hợp với phòng công thương, phòng kinh tế các huyện, thị xã trực tiếp tới các cơ sở sản xuất, gặp gỡ chủ DN để xem tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, qua đó có chính sách hỗ trợ. Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo chúng tôi phải hỗ trợ từ châu lập đề án, hướng dẫn làm thế nào để kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đến được với họ.  Để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, hoạt động khuyến công Quang Ninh trong 5 năm qua đã tiến hành tổ chức một số lớp đào tạo nghề móc sợi, móc mũ. Tuy nhiên, đa phần các DN nhỏ và vừa ở Quảng Ninh chưa có số lượng hàng đủ lớn để xuất khẩu, chủ yếu họ xuất ủy thác thông qua các đơn vị lớn. Phương hướng hoạt động khuyến công trong thời gian tới là gì, trọng tâm sẽ hướng vào đâu, thưa ông? Năm 2010 Quảng Ninh phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp 27.338 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2009. Trong đó: Công nghiệp quốc doanh Trung ương đạt 17.155 tỷ đồng, tăng 14,91% so với cùng kỳ; Công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.383 đồng, tăng 7,19% so với cùng kỳ và hoàn thành 100% kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2010. Thời gian tới hoạt động khuyến công sẽ tập trung hỗ trợ vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo phát triển một số ngành nghề như chế biến thủy sản, đào tạo nghề. Hiện tại, trung tâm đã xây dựng 6 đề án khuyến công quốc gia, đang đề nghị Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương phê duyệt, với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1,3 tỷ đồng. Xin ông cho biết những khó khăn thách thức khuyến công Quảng Ninh đang gặp phải và hướng giải quyết trong thời gian tới? Thực tế Quảng Ninh là tỉnh khá rộng, từ đầu tính tới cuối tỉnh dài hơn 250 km điều kiện đi lại khó khăn; Nguồn kinh phí dành cho hoạt động khuyến công còn ít; Đội ngũ cán bộ của Trung tâm còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa có mạng lưới khuyến công chuyên trách cấp huyện, xã, do đó chưa khai thác được nhiều đề án khả thi để hỗ trợ; Năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp CNTT còn hạn chế… Hoạt động khuyến công là nhiệm vụ mới, nhận thức của một số địa phương, tổ chức và cá nhân chưa đầy đủ, do vậy cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động khuyến công trong việc phát triển CNTT. Tăng cường bám sát cơ sở, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư, sản xuất, từ đó có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến công phải hình thành mạng lưới cộng tác viên cấp huyện, cấp xã, đây là những người có thể cầm tay chỉ việc các hoạt động khuyến công ở cơ sở. Phải có một số các doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực đứng ra làm đầu mối để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động cũng như làm đầu mối tiếp nhận người lao động sau khi đã được đào tạo nghề, như vậy mới tạo được sự gắn kết và thúc đẩy các cơ sở sản xuất CNTT phát triển. Bên cạnh đó, để hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh ngày  càng phát huy được hiệu quả, ngoài sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công thì rất cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành liên quan, đặc biệt chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và Cục Công nghiệp địa phương,
Bộ Công Thương.

Tác Giả: Phan Hường

Nguồn Tin: TTXTVPTCT