Trang chủ / Tin tức / Bình Định: Hiệu quả từ các chương trình hoạt động khuyến công

Bình Định: Hiệu quả từ các chương trình hoạt động khuyến công

In bài viết Chia sẻ:

Nhờ đó, nhiều ngành nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một mai một đã được phục hồi trở lại và phát triển thành làng nghề ở cấp độ cao hơn. Điển hình là  làng dệt chiếu bằng máy móc và  hàng  thủ công mỹ nghệ từ có của Hợp tác Xã Hoài Châu Bắc; dệt thảm dừa và  hàng  thủ công mỹ nghệ từ dừa của Xã Tam Quan Nam, thuộc huyện Hoài Nhơn; làng rượu Xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn; làng nghề dệt thổ cẩm Hà Văn Trên, Xã Canh Thuận, huyện Vân Canh và  làng nghề dệt thổ cẩm, Xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh
Đến nay, toàn tỉnh đã có 38 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu cho làng nghề, bằng 70 % tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh. Trên 14.500 cơ sở sản Xuất đang hoạt động hiệu quả, thu hút trên 36.400 lao động, tạo ra giá trị sản Xuất công nghiệp gần 793 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là công nghiệp cá thể (khoảng 14.300 hộ với 28.700 lao động) đã tạo ra giá trị sản Xuất công nghiệp gần 400 tỷ đồng/năm. Nhiều sản phẩm làng nghề đã Xây dựng thương hiệu có uy tín cho mình như: Nước mắm Mười Thu, rượu Bầu Đá và  dệt thảm xơ dừa Xuất khẩu.

Công tác đào tạo, du nhập nghề mới cho lao động nông thôn đã từng bước gắn kết với doanh nghiệp. Các cơ sở bao tiêu sản phẩm và  tiếp nhận gần 4.000 lao động sau khi học nghề. Các doanh nghiệp tư nhân: Đức Mai, Xã Bình Tân (Tây Sơn), HTX dịch vụ điện năng Hoài Châu Bắc, HTX nông nghiệp Hoài Xuân (Hoài Nhơn), nghề sản Xuất bé chuối Xuất khẩu Xã Phước Hưng (Tuy Phước), Xã Cát tiến (Phù Cát);… tận dụng nguyên liệu tại chỗ sản Xuất, nâng cao đời sống, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Chương trình khuyến công của tỉnh còn hỗ trợ và  ứng dụng thành công các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản Xuất gạch tuynel bằng lò nung liên tục kiểu đứng công suất 5 triệu viên/năm cho các Công ty Liên Thành (Hoài Ân) và Sơn Thịnh (Tây Sơn), tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Đồng thời qua nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ, các cơ sở sản Xuất có điều kiện tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, thiết bị, mở rộng sản Xuất và  tham gia đầu tư vào các cụm công nghiệp. Hỗ trợ các cơ sở sản Xuất từng bước đầu tư kinh phí hiện đại dẫn nghề dệt chiếu cói truyền thống năng suất, chất lượng thấp sáng dệt chiếu bằng máy móc, đưa năng suất dệt tăng gấp 6 lần và chất lượng, mẫu mã đẹp hơn so với dệt bằng thủ công nên được thị trường tiêu thụ mạnh, sản Xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Với gần 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của trung ương và  của tỉnh, năm 2010, Chương trình khuyến công Xã hội trợ đào tạo nhiều ngành nghề mới như: sản Xuất hàng  thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu mây tre; nghề khảm xà cừ; nghề sản Xuất hàng  tre nứa… Một số dự án hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ như nghề dệt chiếu truyền thông; sản Xuất gạch; Xây dựng thống xử lý nước thải; đào tạo nhân lực để nhân rộng nghề thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu từ bẹ chuối, mây tre, hàng  gỗ ngoài trời, máy công nghiệp…

Mục tiêu phấn đấu của Bình Định đến năm 2012 là đưa giá trị SXCN nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt từ 15 -20% trong tổng giá trị SXCN của toàn tỉnh và tham gia Xuất khẩu để năm 2006 -2010 tổng kim ngạch Xuất khẩu toàn tỉnh đạt 1,5 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, hoạt động khuyến công ở Bình Định thời gian tới phấn đấu tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản Xuất, hộ gia đình và  người lao động trực tiếp được thụ hưởng kinh phí khuyến công hoặc kết quả từ hoạt động khuyến công để từ đó, họ có cơ hội đầu tư SXCN nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước. Tham gia giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước ổn định và  nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, góp phần khôi phục phát triển và  du nhập nghệ mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Định, công tác khuyến công của tỉnh Bình Định trong những năm qua đã đi đúng hướng và  tạo được nhiều chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy chủ trương, chính sách phát triển nông thôn mới. Góp phần khôi phục ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và  làng nghề truyền thống ở nông thôn. Từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và  dịch vụ, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển đời sống văn hóa – Xã hội ở nông thôn. Đời sống, việc làm của người nông dân không ngừng được cải thiện; bộ mặt nông thôn m ngày càng được khởi sắc

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là  nguồn kinh phí khuyến công còn quá hạn hẹp. Mức hỗ trợ cho các dự án còn thấp, thủ tục triển khai còn phức tạp, chưa kích thích để các địa phương, chủ cơ sở tham gia sâu rộng. Đặc biệt là  chưa Xây dựng chế riêng cho hoạt động khuyến công nên phải vận dụng các cơ chế, chính sách tương đương. Vì vậy, Trung tâm khuyến công Bình Định đề nghị Cục CNĐP tham mưu Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn thành lập hệ thống mạng lưới khuyến công it nhất về đến cấp huyện v  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động khuyến công cấp huyện. Đồng thời tăng cường Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo thống nhất trong cả nước để phục vụ cho việc đào tạo cán bộ khuyến công. Tăng cường Xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác khuyến công ở các cấp.

Tác Giả: Anh Quân

Nguồn Tin: TTXTVPTCT