Nhãn năng lượng là gì? Nhãn năng lượng là nhãn dán trên thiết bị, cung cấp thông tin mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó.Tại VN, có hai loại nhãn là nhãn xác nhận (hình ngôi sao) và nhãn so sánh (hình chữ nhật). Trong đó: Nhãn năng lượng xác nhận: là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ. Nhãn năng lượng so sánh: là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng ( từ một sao đến năm sao ), nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn. Tùy vào hiệu suất tiêu thụ điện của từng thiết bị mà Bộ Công thương xác nhận thiết bị đó được gắn nhãn 1, 2 hoặc 5 sao. Đây là những con số công bố mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện. Như vậy, nếu các sản phẩm cùng loại, cùng công suất và chức năng thì sản phẩm 5 sao là sản phẩm tối ưu nhất. Càng ít sao càng tốn điện. Đặc biệt với một số thiết bị như bóng đèn huỳnh quang, đèn compact, tăng phô thì nên chọn mua loại có dán nhãn xác nhận hình ngôi sao. Đó là những sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Cách chọn thiết bị dán nhãn năng lượng Việc dán nhãn năng lượng không phải là bắt buộc với tất cả các thiết bị điện mà chỉ đối với các hàng hóa trong danh sách sau theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg. Danh sách hàng hóa bắt buộc dán nhãn năng lượng như sau: Nhóm thiết bị gia dụng: Đèn huỳnh quang ống thẳng, Đèn huỳnh quang compact, Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, Máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay. Nhóm thiết bị công nghiệp: Máy biến áp phân phối, động cơ điện. Nhóm phương tiện giao thông vận tải: Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ, xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ, xe mô tô, xe gắn máy. Các phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục bắt buộc dán nhãn năng lượng thì được khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện. |
Xem “Nhãn năng lượng” trên thiết bị để xác định mức tiết kiệm điện năng
In bài viết
Chia sẻ:
Bài viết liên quan
- Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng
- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng
- Công ty CP Bia Hà Nội – Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng
- Hơn 11.300 người lao động ngành điện miền Trung thi đua tiết kiệm điện
- Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách