Trang chủ / Tin tức / Tiết kiệm năng lượng / Tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp đem lại 11 nghìn tỷ trong 5 năm

Tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp đem lại 11 nghìn tỷ trong 5 năm

In bài viết Chia sẻ:

Sáng ngày 17/01, tại thành phố  Hội An với chủ đề tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức Hội thảo Giới thiệu các Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam, đáng chú ý  tiết kiệm năng lượng sẽ đem lại được gần 11 nghìn tỷ đồng trong 5 năm triển khai dự án này.

Hội thảo do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững thuộc Bộ Công Thương chủ trì. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam thông qua huy động tài chính thương mại, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng( TKNL), hỗ trợ thực hiện triển khai các nhiệm vụ giảm phát thải nhà kính(GHG), ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, trong thời gian thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng này từ năm 2018 đến năm 2022 dự tính lượng năng lượng tiết kiệm đạt 0,93 triệu TOE/ năm, trong đó: lượng điện năng tiết kiệm: 1,853 triệu MWh/năm; lượng than tiết kiệm 1,075 triệu tấn/năm. Lượng giảm khí thải nhà kính(CO2) 4,835 triệu tấn/năm. Đặc biệt số tiền tiết kiệm được sau khi kết thúc dự án khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng. Dự án này được chia thành 2 hợp phần, hợp phần thứ nhất là cho vay đầu tư về lĩnh vực TKNL với giá trị 156 triệu USD trong đó IBRD cho vay 100 triệu USD, 56 triệu USD còn lại do các ngân hàng tham gia( BIDV và VietcomBank) cùng các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư. Hợp phần thứ 2 của dự án là hỗ trợ kỹ thuật với số vốn 1,7 triệu USD gồm: hỗ trợ công tác đánh giá, giám sát dự án; Kiểm toán các hoạt động của Ban quản lý dự án; Kiểm toán các ngân hàng tham gia dự án; Kiểm toán các tiểu dự án vay vốn đầu tư vào các giải pháp TKNL của doanh nghiệp; Tư vấn đánh giá thực hiện chính sách môi trường và xã hội của dự án.

Ông Trịnh Quốc Vũ- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương phát biểu tại buổi hội thảo

Trong bài phát biểu về Giới thiệu Dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam, ông Jukka- Pekka Strand, Chuyên gia cao cấp về Tài chính, WB cho hay, Dự án này thiết lập quỹ để huy động vốn tài chính thương mại, nâng cao tiết kiệm năng lượng cho Việt Nam, 2 đối tượng hưởng lợi chính là doanh nghiệp công nghiệp và các đơn vị hỗ trợ thương mại. Dựa trên phân khúc thị trường cho thấy ở một số nước như Việt Nam cơ chế chính sách chưa đầy đủ và hỗ trợ tài chính, tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế. Do đó, xây dựng năng lực cho các bên liên quan, đào tạo và tập huấn cho các bên liên quan ở chính phủ, ngân hàng và doanh nghiệp là nhiệm vụ chính của dự án này. Đồng thời, kiến tạo ra thị trường bền vững và đảm bảo các nguồn bão lãnh là nhiệm vụ chính mà Ngân hàng thế giới đặt ra tại các dự án.

Bà Zhuo Chen, Chuyên gia Tài chính Carbon, WV cho hay, tiết kiệm năng lượng chúng tôi hướng đến sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh của các nước đang phát triển với lượng khí CO2 từ hiệu ứng nhà kính thải ra. Hiện Chương trình tài chính carbon đang được thúc đẩy mạnh tại WB với việc giảm thiểu các biến đổi khí hậu toàn cầu tại các quốc gia đang phát triển, từ đó Việt Nam có thể bán carbon cho các nước phát triển.

Tiết kiệm năng lượng công nghiệp có thể lấy lại gần 11 nghìn tỷ đồng trong 5 năm

Tiết kiệm năng lượng công nghiệp có thể lấy lại gần 11 nghìn tỷ đồng trong 5 năm

Các đại biểu, khách mời là các doanh nghiệp tham gia hội thảo cũng rất quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về cơ chế tài chính, vấn đề hỗ trợ giải ngân cho các dự án năng lượng tái tạo đang triển khai rất sôi nổi ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Được biết, hiện đã có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp tại Việt Nam đã lắp đặt thử nghiệm hệ thống tiết kiệm điện năng CESS như Gạch Thạch Bàn, KPF Vina, Cán thép Thái Trung, Gạch Catalan…

Tác Giả: Khuyến Công

Nguồn Tin: Bộ Công Thương Việt Nam