Trang chủ / Tin tức / Mặt bằng sản xuất cơ sở công nghiệp nông thôn, thực trạng và giải pháp

Mặt bằng sản xuất cơ sở công nghiệp nông thôn, thực trạng và giải pháp

In bài viết Chia sẻ:

Thực tế trong những năm qua, các cơ sở sản Xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đã và  đang góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu ngân sách cho địa phương, giải quyết việc làm cho người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Nhưng các cơ sở công nghiệp nông thôn có một số điểm hạn chế chung đó là: Quy mô sản Xuất nhỏ, phân tán, tự phát. Đa số các cơ sở sản Xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có Xuất phát điểm thấp. Ban đầu do áp lực về cuộc sống các hộ dân có tay nghề tự tìm kiếm việc làm hoặc gia công cho các cơ sở sản Xuất khác để tăng thu nhập. Mặt bằng phục vụ cho sản Xuất có diện tích nhỏ từ vài chục mét vuông đến vài trăm mét vuông. Địa điểm nằm xen kẽ trong khu dân cư, tận dụng trên đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất canh tác nông nghiệp,…. Năng lực tại chính hạn chế, bình quân mỗi cơ sở sản Xuất công nghiệp nông thôn có tổng tài sản từ vài trục triệu đồng đến vài tỷ đồng vì vậy rất thiếu vốn. Thiết bị, dụng cụ sản Xuất còn lạc hậu công trình nhà  xưởng chắp vá, tận dụng cả nhà  ở để sản Xuất. Nguy cơ mất an toàn cao. Sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm cơ khí phục vụ Xây dựng, nông lâm, ngư nghiệp, vật liệu Xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sinh hoạt đời sống cộng đồng. Phần lớn các cơ sở sản Xuất công nghiệp nông thôn có địa điểm sản Xuất xen kẽ trong khu dân cư vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng là không tránh khỏi. Đối với các cơ sở sản Xuất công nghiệp nông thôn do các yếu tố khách quan về quy mô nhỏ, nhu cầu mặt bằng phục vụ cho sản Xuất nhỏ nên không đủ điều kiện và năng lực để đầu tư vào các khu công nghiệp. Giải pháp tháo gỡ những bất cập nêu trên đã được đưa ra đó là ngoài các khu công nghiệp, Tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, hình thành mạng lưới cụm công nghiệp có quy mô 3 – 50 ha, trên địa bàn các huyện, thị Xã, thành phố trong tỉnh để thu hút các cơ sở sản Xuất công nghiệp có quy mô nhỏ vừa vào đầu tư sản Xuất trong cụm. Để thu hút các cơ sở sản Xuất vào các cụm công nghiệp đã quy hoạch, ngoài những cơ chế chính sách hiện có của trung ương, địa phương cũng cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế để hỗ trợ: Đầu tư Xây dựng hạ tầng, gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ kinh phí¬ di dời nhà  xưởng sản Xuất vào cụm công nghiệp, có chính sách thu phi hợp lý, miễn giảm các loại phí trong thời gian 3-5 năm đầu, tạo điều kiện cho các cơ sở sản Xuất được cấp giấy quyền sử dụng đất để có thể thế chấp vay vốn ngân hàng  đầu tư, phát triển sản Xuất… có như vậy thì việc hoàn thành các mục tiêu quy hoạch vào năm 2020 mới trở thành hiện thực.

Tác Giả: TTKC&TVPTCN

Nguồn Tin: TTXTVPTCT