Trang chủ / Tin tức / Kết quả triển khai thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022

Kết quả triển khai thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022

In bài viết Chia sẻ:

Hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được Trung tâm Xúc tiến và phát triển công thương Quảng Ninh triển khai thực hiện đạt kết quả 100% khối lượng công việc, bao gồm:

Đối với khuyến công địa phương địa phương: hỗ trợ 10 đề án “Ứng dựng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn” tại các địa phương: Móng Cái, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cẩm Phả, Tiên Yên, Uông Bí, Đông Triều. Với tổng số kinh phí hỗ trợ là: 2.000 triệu đồng tăng 35% so với năm 2021. Đồng thời, thu hút được trên 2.700 triệu đồng đầu tư của các cơ sở sản xuất CNNT, tạo việc làm ổn định cho thêm hơn 100 lao động địa phương.
Đối với chương trình khuyến công quốc gia: đã hoàn thành 100% theo khối lượng hợp đồng ký với Cục công thương địa phương: Đề án nhóm Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất: thực phẩm, đồ uống; chế biến lâm sản, thủy sản, cơ khí cho 8 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng số tiền hỗ trợ từ nguồn kinh phí quốc gia là 2.400 triệu thu hút trên 3.000 triệu từ vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) tại các địa phương : (1) thành phố Uông Bí 3 cơ sở; Thành phố Cẩm Phả 2 đơn vị; Thành phố Hạ Long (Hoành Bồ) 1 cơ sở; thị xã Đông Triều 1 cơ sở; huyện Ba Chẽ 1 cơ sở

 

Khuyến công là đòn bẩy hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển

Nguồn kinh phí này thực sự là “đòn bẩy” hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong việc đổi mới áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh nói chung và khu vực công nghiệp nông thôn nói riêng.

Đối với việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực khuyến công: Trung tâm Xúc tiến và phát triển công thương được Sở Công Thương giao triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ, bao gồm: (1) Tuyên truyền công tác khuyến công trên thông tin đại chúng (Website khuyến công Quảng Ninh). Đây là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn chuyển đổi số nhằm giới thiệu, tuyên truyền về hoạt động khuyến công trong và ngoài tỉnh; thông tin kịp thời, rộng rãi để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nắm bắt kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước; tăng cường cập nhật, trao đổi thông tin giữa hoạt động khuyến công cấp tỉnh với cán bộ khuyến công cấp huyện và các cơ sở CNNT tham gia hoạt động khuyến công; (2) Tổ chức 02 khóa Tập huấn nghiệp vụ công tác khuyến công và Tập huấn kiến thức sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 với trên 200 học viên tham gia, nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm được các chính sách hỗ trợ khuyến công cũng như nâng cao các kiến thức về sản xuất sạch hơn trong sản xuất; (3)Hoạt động tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn: hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nắm bắt, tiếp nhận các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển CNNT của Nhà nước. Từ đó giúp các cơ sở CNNT chủ động trong việc đề nghị hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm; (4) Xây dựng, hướng dẫn triển khai thực hiện các đề án khuyến công năm 2022 và xây dựng Kế hoạch khuyến công địa phương năm 2023; (5) Tổ chức đoàn đi trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Nam Định.

Hoạt động khuyến công địa phương hỗ trợ quan trọng của tỉnh nhằm khích lệ các cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh nâng cao năng lực sản xuất và tạo chuỗi giá trị của sản phẩm. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực khuyến công giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận tốt với chương trình và định hướng, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện khuyến công địa phương hàng năm đạt hiệu quả, đúng mục đích.

 

Tác Giả: Vũ Bình Minh

Nguồn Tin: TTXTVPTCT