Trang chủ / Tin tức / Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

In bài viết Chia sẻ:
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho ngành bán lẻ Việt NamThành lập Trung tâm Công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 914/QĐ-TTg ngày 26/8/2024 phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030.

Mục tiêu chung của chương trình là chủ động tận dụng hiệu quả các cơ hội của CMCN 4.0; cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong lĩnh năng lượng; từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới trong lĩnh vực năng lượng; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh, tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 với công tác bảo vệ an ninh năng lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng được tổ chức khoa học thống nhất với bộ cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế, đầy đủ, kịp thời, nhất quán, được cập nhật thường xuyên, được quản lý và vận hành bởi đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm đảm bảo đầu ra của hệ thống đủ chất lượng để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của các hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đối với ngành năng lượng.

Mục tiêu cụ thể của chương trình nhằm hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành năng lượng: Dầu khí, than, điện và năng lượng tái tạo.

Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng phấn đấu hoàn thành số hóa toàn bộ dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ trong điều hành sản xuất kinh doanh. Ứng dụng công nghệ số nhằm tự động hóa quy trình sản xuất, quản lý điều hành, bảo đảm nhanh chóng minh bạch, chính xác, an toàn. Hoàn thiện mô hình kết nối trao đổi thông tin số với Chính phủ số và các doanh nghiệp đơn vị có liên quan.

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng
Đẩy mạnh áp dụng thành tựu công ngệ của cuộc CMCN 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng (Ảnh minh hoạ)

Duy trì và nâng cao mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng, trong đó, một số chỉ tiêu chính cần đạt được như sau: (i) Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tham gia CMCN 4.0 đạt 100%; (ii) Tỷ lệ các doanh nghiệp năng lượng đầu tư ứng dụng cho các công nghệ liên quan đến CMCN 4.0 (Mô phỏng (Simulation), Cảm biến (Sensors)/Internet vạn vật (Internet of Things), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing), Thực tế tăng cường/Thực tế ảo (Augmented/Virtual Reality) và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence),…) đạt 100%.

Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành việc ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.

Trong Quyết định cũng đưa ra định hướng ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong từng phân ngành năng lượng như dầu khí, than, điện lực và năng lượng tái tạo. Đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030.

Chính phủ giao Bộ Công Thương, Khoa học Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở chức năng, thẩm quyền của mình..

Tác Giả: Nguyên Vũ

Nguồn Tin: Báo Công Thương