Nhiều người tiêu dùng vẫn chưa thực sự sẵn sàng bởi chính sách hỗ trợ quá ngắn, chưa có hướng dẫn tiêu chuẩn, kỹ thuật an toàn nên dẫn đến tâm lý lo ngại.
Để đầu tư xây dựng 1MW điện gió cần tới 2 ha đất, 1MW điện mặt trời cần 1 ha đất. Đó là chưa kể đến các yếu tố khác như nguồn vốn, kỹ thuật, diễn biến của thời tiết, thời gian lập dự án đầu tư, thi công xây dựng…
“Kinh nghiệm thực tế ở các nước phát triển, không phải cánh đồng điện gió nào cũng hoạt động trơn tru 100% công suất. Vì vậy, điện mặt trời lắp mái được coi như giải pháp tối ưu hiện nay. Vấn đề là giải quyết nút thắt là cơ chế chính sách về giá hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng chứ không phải vướng mắc về khoa học kỹ thuật”.
Nếu điện mặt trời lắp mái triển khai rộng rãi sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả người tiêu dùng và xã hội. Điện lắp mái dễ dàng đầu tư, lắp đặt nhanh chóng, sửa chữa, bảo dưỡng; nguồn vốn đầu tư không lớn; không tốn diện tích đất mà còn giúp nhà mát hơn về mùa hè. Mặt khác, nó bảo đảm không phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, khách hàng lại được hưởng tiền chênh lệch từ giá mua – bán điện. Nghĩa là mua điện theo giá bậc thang quy định và bán điện với cơ chế giá ưu đãi. Còn về phía nhà nước, ngành điện giảm được gánh nặng tài chính để đầu tư xây dựng thêm nguồn điện, địa phương không lo quy hoạch đất cho năng lượng tái tạo.
“Cơ hội của Quảng Ninh cho thị trường điện áp mái là rất lớn. Đây là thị trường bán lẻ, cũng là bán buôn với thị trường rộng mở cho các ngân hàng tham gia vào chuỗi giá trị”.
Theo ông Vũ Bình Minh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến và phát triển công thương Quảng Ninh. Để triển khai thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cụ thể là việc sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái “Cần phải có cơ chế giá riêng đối với giá điện mặt trời áp mái, cũng như có chính sách chung của tỉnh để cổ vũ các hộ gia đình việc sử dụng năng lượng tái tạo. Chẳng hạn, có chính sách phân loại công trình để xác định công trình sử dụng năng lượng tái tạo. Đối với các hộ gia đình hỗ trợ giá và lãi suất vay ngân hàng, nếu như chương trình “gia đình văn hoá” tạo nên niềm tự hào cho mỗi hộ dân, thì tại sao không đưa thêm các yếu tố về năng lượng tái tạo, sử dụng điện mặt trời áp mái để dần phổ cập rộng rãi hơn. Việc sử dụng năng lượng tái tạo biến thành niềm tự hào đối với mỗi người”.