Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã mạnh dạn đề xuất và huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Từ đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Quảng Ninh có tới 250km đường biển, cùng hệ thống hạ tầng đấu nối, truyền tải điện tốt nhất cả nước là cơ sở để phát triển năng lượng điện gió. Thực tế, nguồn tài nguyên này đã được Viện năng lượng khảo sát và đánh giá cao, khoảng 13.000MW dọc bờ biển và khoảng 2.300MW trên bờ, tập trung nhiều nhất ở đảo Cô Tô. Hiện đã có hàng loạt nhà đầu tư tới Quảng Ninh để khảo sát, đề nghị được nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi cũng như trên bờ.
- Thúc đẩy triển khai các hoạt động đầu tư tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp các ngành công nghiệp tại Việt Nam
- ENTECH HANOI 2023: Giá trị thỏa thuận chuyển giao công nghệ đạt trên 22 triệu USD
- Thúc đẩy sản xuất và sử dụng “Vật liệu xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng”
- Phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030
Mới đây nhất, Quảng Ninh cũng đã làm việc với Tập đoàn BP (Anh Quốc) và Công ty CP Tập đoàn SOVICO (Việt Nam) đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Hai đơn vị đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi với công suất ước tính khoảng 3GW và sản lượng năng lượng dự kiến phát lên lưới điện miền Bắc trong khoảng 8-10TWh/năm. Theo ông Archit Mehrotra, Giám đốc điều hành giao dịch về khí đốt, điện, năng lượng tái tạo (Tập đoàn BP), dự án sẽ được phát triển theo từng giai đoạn, giai đoạn đầu từ năm 2027 đến năm 2030 với công suất 500MW; giai đoạn hai, giai đoạn ba với tổng công suất 2,5GW từ năm 2030 đến 2035. Qua đó, kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Ảnh phối cảnh dự kiến của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh.Phối cảnh của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh.
Quảng Ninh có tới 250km đường biển, cùng hệ thống hạ tầng đấu nối, truyền tải điện tốt nhất cả nước là cơ sở để phát triển năng lượng điện gió. Thực tế, nguồn tài nguyên này đã được Viện năng lượng khảo sát và đánh giá cao, khoảng 13.000MW dọc bờ biển và khoảng 2.300MW trên bờ, tập trung nhiều nhất ở đảo Cô Tô. Hiện đã có hàng loạt nhà đầu tư tới Quảng Ninh để khảo sát, đề nghị được nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi cũng như trên bờ.
Mới đây nhất, Quảng Ninh cũng đã làm việc với Tập đoàn BP (Anh Quốc) và Công ty CP Tập đoàn SOVICO (Việt Nam) đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Hai đơn vị đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi với công suất ước tính khoảng 3GW và sản lượng năng lượng dự kiến phát lên lưới điện miền Bắc trong khoảng 8-10TWh/năm. Theo ông Archit Mehrotra, Giám đốc điều hành giao dịch về khí đốt, điện, năng lượng tái tạo (Tập đoàn BP), dự án sẽ được phát triển theo từng giai đoạn, giai đoạn đầu từ năm 2027 đến năm 2030 với công suất 500MW; giai đoạn hai, giai đoạn ba với tổng công suất 2,5GW từ năm 2030 đến 2035. Qua đó, kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Huyện Cô Tô có tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi.
Cuối tháng 7 vừa qua, trong buổi làm việc với ông Carsten Baltzer Rode, Phó Đại sứ Đan Mạch đã đề xuất Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), một tập đoàn uy tín về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Đan Mạch tới khảo sát một số địa điểm có nhiều nguồn gió và nghiên cứu đầu tư điện gió ngoài khơi tại Quảng Ninh. Chia sẻ với Đoàn, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh: Quảng Ninh hiện là trung tâm sản xuất điện của cả nước với hệ truyền tải điện đa dạng, cùng với đó Quảng Ninh cũng là địa phương có thể sản xuất khoảng 13GW điện gió ngoài khơi. Đây là những lợi thế so sánh để thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và hiện đang có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu và khảo sát đo gió tại tỉnh Quảng Ninh. Để các vị trí khảo sát không trùng lặp với các nhà đầu tư khác, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã giao Sở Công Thương phối hợp với nhà đầu tư Đan Mạch triển khai việc khảo sát, nghiên cứu một cách khoa học, đạt hiệu quả cao. Qua đó, tạo tiền đề phát triển điện gió ngoài khơi tại Quảng Ninh.
Có thể thấy, song song với mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tiến tới phát thải Carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, tỉnh Quảng Ninh đã và đang tăng cường huy động các nguồn lực, kêu gọi, thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, từ đó giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Cuối tháng 10/2021, Quảng Ninh đã khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh. Đây là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, có công suất 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng. Đây là dự án nhiệt điện khí đầu tiên tại Quảng Ninh, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh từ “nâu” sang “xanh”.
Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 60ha tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả, với quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng, sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên hóa lỏng. Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm. Ngoài ra còn có nhiều nhà đầu tư tới tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng điện gió tại Quảng Ninh.
Năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đạt trên 10% trong đó Chỉ tiêu sản xuất điện được giao hơn 38 tỷ kWh góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất ước đạt gần 20 tỷ kWh, tăng 1 tỷ kWh tương ứng, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 95,5% kịch bản (20,912 tỷ kWh) và đạt 93,72% kế hoạch Bộ Công Thương (21,310 tỷ kWh).
Theo bà Nguyễn Hoài Thương, Phó Giám đốc Sở Công Thương, để phát triển nguồn năng lượng xanh, Quảng Ninh cũng đã đề xuất với Bộ Công Thương việc bổ sung nhiều MW điện vào dự thảo Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, điều chỉnh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1.500MW vào vận hành thời gian 2026-2027. Trên cơ sở công suất các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh III (1.200MW) và Nhiệt điện Cẩm Phả III (400MW) chưa đầu tư, Quảng Ninh cũng đề nghị cho chuyển các dự án này sang thành điện khí. Đặc biệt, Quảng Ninh đề nghị bổ sung phát triển 5.000MW điện gió trong giai đoạn 2021-2040, trong đó có 3.000MW là điện gió ngoài khơi và 2.000MW là điện gió trên bờ; trong giai đoạn 2021-2030 là 2.500MW (ngoài khơi là 500MW và trên bờ là 2.000MW). Từ đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhất là theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.