Từ quy mô nhỏ bé với với hộ tham gia sản xuất, đến nay, nghề thêu xuất khẩu ở xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư đã phát triển rộng khắp toàn tỉnh Thái Bình với khoảng gần 3 vạn lao ‘động tham gia sản xuất. Sản phẩm thêu của Minh Lãng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Mỹ… và đã có thương hiệu trên thương trường quốc tế. Chỉ tính riêng năm 2006, doanh thu từ nghề thêu của xã đã đạt gần 40 tỷ đồng, chiếm 60% tổng thu nhập kinh tế của xã và chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh…
Minh Lãng là xã nội đồng với dân số hiện có gần 11 nghìn người. Ngày trước, đây là vùng quê nghèo khó thuộc huyện Thư Trì nay là huyện Vũ Thư. Cơn bão năm 1825 đã làm bần cùng những người nông dân Minh Lãng. Cùng với dòng người đi tha phương cầu thực năm ấy, có ba người họ Nguyễn là cụ Nguyễn Như Khang, Nguyễn Nghĩa và Nguyễn Ca đã mang nghề thêu về để con cháu mai sau sống ổn định được ngay tại quê cha đất tổ của mình. Chẳng bao lâu sau, nghề thêu được lan rộng từ dòng họ Nguyễn sang các dòng họ khác. Vào đầu thế kỷ 20, nghề thêu Minh Lãng đã nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc với những sản phẩm thêu tinh xảo phục vụ lễ hội như mũ, xiêm y, tranh thêu… Trong giai đoạn hợp tác hoá nông nghiệp, nông thôn, nghề thêu Minh Lãng phát triển tới đỉnh cao với HTX thủ công chuyên nghiệp với 800 lao động chuyên và HTX thủ công kiêm dịch vụ nông nghiệp với 1.500 lao động. Cũng như bao nghề thủ công khác trên mảnh đất Thái Bình có lúc thăng, lúc trầm, vào những năm 1989-1990, nghề thêu Minh Lãng lắng xuống, 2 HTX tan rã do Khỏi thị trường tương trợ kinh tế XHCN đỗ vỡ, không còn nơi tiêu thụ sản phẩm.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân xã Minh Lãng đa năng động thích ứng với cơ chế mới. Nhìn thấy thị trường phía Nam sôi động, xã đã có người có trách nhiệm vào các thành phố phía Nam để tìm đầu ra cho sản phẩm của xã. Chỉ trong thời gian ngắn, xã liên tục nhận được tin vui vì nhiều cơ sở trong Nam đang có nhu cầu về hàng thu để xuất khẩu. Đến đầu năm 1995, Minh Lãng thành lập được 25 cơ sở thêu xuất khẩu và 2 doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh hàng tiêu cũng đã ra đời. Điển hình l doanh nghiệp thu Mỹ Long ra đời với 500 thợ thêu. Đây là doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và hiện nay vẫn đang là doanh nghiệp chủ lực không chỉ ở riêng Minh Lãng mà còn hỗ trợ nhiều huyện, nhiều xã khác trong tỉnh phát triển nghề thêu xuất khẩu. Mặt hàng thêu của Minh Lãng trong những năm đất nước đa dạng hóa, các mối quan hệ kinh tế cũng có nhiều thay đổi. Thay cho mặt hàng thêu trắng xuất khẩu sang thị trường Đông Âu như trước đây, thì nay là những sản phẩm thêu áo Kimono, chăn ga, gối, tranh… xuất khẩu sang những thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Mỹ, Đài Loan… Khách hàng của Mình Lãng không chỉ có những công ty xuất khẩu trong nước, mà nhiều công ty nước ngoài đã có người về xã trực tiếp ký kết hợp đồng, thậm chí còn có cả chuyên gia về xã cùng ăn, cùng ở, cùng làm và giám sát kỹ thuật tại các doanh nghiệp trong xã. Thị trường tiêu thụ được mở rộng, số lao động trong xã chuyển sang chuyên nghiệp thêu xuất khẩu ngày một tăng. Hiện toàn xã có hơn 4.700 lao động chuyên nghề thêu, làm việc tại 10 công ty và 60 xưởng, tổ hợp sản xuất. Nghề thêu xuất khẩu từ Minh Lãng đã lan rộng ra tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh Thái Bình với khoảng gần 3 vạn lao động tham gia. Trước nhu cầu phát triển ổn định cho nghề thêu, tại xã Minh Lãng – đầu mối cho các cơ sở thu toàn tỉnh đã thành lập Hiệp hội nghề thêu, với ‘định hướng phát triển nghề thêu rộng khắp… Một thân nhân công mới của nghề thêu Minh Lãng là từ kinh nghiệm của mình, nhiều cơ sở đã tự sản xuất và nhuộm màu chỉ từ sợi tơ tằm thay cho chỉ nhập ngoại, giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất. Về Minh Lãng vào bất cứ thời điểm nào cũng thấy sự sôi động, bởi hàng ngàn lao động đang ngày đêm miệt mài trên những khung thêu để tạo ra những sản phẩm thêu xuất khẩu làm đẹp cho đời.