Với quyết tâm phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số năm 2021, theo đúng mục tiêu đặt ra từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Trong đó, khu vực Công nghiệp – Xây dựng, được xác định là trụ cột tăng trưởng chính của năm nay đang tăng tốc.
Theo số liệu thống kê của Sở KH&ĐT, từ đầu năm 2021 đến nay, với việc tỉnh định hướng đúng, trúng về khả năng tăng trưởng của ngành Công nghiệp – Xây dựng, trên cở sở bám sát diễn biến của dịch Covid-19, đã giúp cho ngành này đạt tăng trưởng khá. Ước tính 9 tháng, khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng trưởng khá (tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2020, và tăng 0,8 điểm % so với kịch bản tăng trưởng năm 2021), đóng góp 5,6 điểm % tăng trưởng GRDP của tỉnh.
- Triển khai mô hình sản xuất và chế biến nấm linh chi lan tỏa lợi ích
- Phát triển các dòng xe điện hóa cần phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng quốc gia
- Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực cho sự phát triển chung
- Quy hoạch điện VIII đặc biệt quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển ngành điện
Đáng chú ý, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong nền kinh tế của tỉnh (chiếm 11,7%), đã tăng tới 36,2% so cùng kỳ năm 2020, vượt 14,7% kịch bản tăng trưởng, đóng góp 3,7 điểm % trong tốc độ tăng GRDP của tỉnh. Đây cũng là ngành đóng góp tăng trưởng lớn nhất trong GRDP của tỉnh.
Lý giải nguyên nhân tăng trưởng của ngành này, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Hồng Dương cho biết: Quảng Ninh giữ được địa bàn an toàn chính là điều kiện thuận lợi để các ngành, lĩnh vực kinh tế có cơ hội phát triển. Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, từ rất sớm tỉnh đã chỉ đạo các giải pháp phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Do vậy, dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp trong cả nước, những chuỗi sản xuất của tỉnh, nhất là sản xuất ngành chế biến, chế tạo không bị đứt gãy. Theo đó, các dự án sản xuất của ngành này đã tăng trưởng rất tốt, bổ sung một số sản phẩm mới như: Tivi, loa, vải dệt thoi từ sợi tổng hợp, thân mũ,… thuộc Dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn, Công ty Kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam, Công ty Bumjin Electronics Co.Ltd, Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long… Qua đó, làm tăng giá trị tăng thêm của ngành này và bù đắp một phần giảm từ ngành khai khoáng và điện, đồng thời còn đẩy giá trị gia tăng khu vực 2 tăng cao hơn so với kịch bản đề ra.
Ở khu vực xây dựng, có cơ cấu kinh tế chiếm 5,8% tỷ trọng GRDP cũng đạt mức tăng 19,9% so với cùng kỳ, đóng góp 1,2 điểm % trong tốc độ tăng GRDP. Tuy nhiên vẫn giảm 0,9 điểm % so với kịch bản tăng trưởng của tỉnh.
Bên cạnh những thuận lợi, tăng trưởng từ ngành Công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành như: Khai khoáng hay Điện vẫn chưa đạt được tăng trưởng cần thiết. Trong khi khai khoáng và điện là 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất của nền kinh tế Quảng Ninh. Điều này khiến khu vực Công nghiệp – Xây dựng dù đạt được tăng trưởng khá nhưng vẫn được đánh giá là chưa có bứt phá lớn. Cụ thể, ởngành Khai khoáng (đang có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế của tỉnh, khoảng 18,6%), tuy nhiên ước tính tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2021 đạt thấp, chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ và giảm 3% so với kịch bản tăng trưởng, chỉ đóng góp được 0,1 điểm % trong tốc độ tăng GRDP. Nguyên nhân chính là do lượng than tồn kho nhiều, đến cuối tháng 8/2021 tồn trên 12 triệu tấn và nhu cầu sử dụng than của các nhà máy nhiệt điện than giảm mạnh.
Hay như ở ngành Điện, có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong nền kinh tế của tỉnh (chiếm 17,4%), ước tính 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ, giảm 2,5% so kịch bản tăng trưởng, nên chỉ đóng góp 0,5 điểm % trong tốc độ tăng GRDP của tỉnh. Nguyên nhân được cơ quan chuyên môn lý giải là do nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc ngừng hoạt động nên nhu cầu sử dụng điện giảm; cùng với đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều tiết điện theo cơ chế thị trường. Một số nhà máy điện năng lượng tái tạo trên địa bàn cả nước được bổ sung đưa vào phát điện thương mại trong 9 tháng năm 2021, đã tác động trực tiếp đến sản lượng điện huy động của các nhà máy nhiệt điện than, trong đó bao gồm sản lượng điện huy động của 7 nhà máy nhiệt điện than trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu quý IV/2021, khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành Công nghiệp tăng 26,5% và ngành Xây dựng tăng 26,1% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021 khu vực này tăng 14,5% so với cùng kỳ. Để đạt con số tăng trưởng cao, trong giai đoạn những diễn biến của dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thị trường tiêu thụ, giải quyết sản lượng tồn kho… để động viên ngành Than tăng tối đa sản lượng khai thác, góp phần vào tăng trưởng kinh tế GRDP, thu ngân sách nhà nước và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đối với ngành Điện, tập trung hỗ trợ 7 nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục sản lượng điện sản xuất (quý IV dự kiến đạt 10,2 tỷ kwh, cả năm 2021 đạt 38,5 tỷ kwh); chỉ đạo TKV đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống điện trong quy hoạch nhất là các trạm 110kV, 220kV để cấp điện cho các nhà đầu tư, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là trạm 110kV Hùng Thắng, 110kV Cao Thắng, 110kV Hoành Bồ, 220kV Yên Hưng, 220kV Nam Hòa và nâng công suất trạm 220kV Hải Hà. Đồng thời, tham mưu các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành điện ổn định sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần hoàn thành mục tiêu chung.
Đối với ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp dệt may, loa, màn hình tivi, thân mũ… tăng năng suất, sản lượng, đóng góp tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết ngay khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bột mỳ, dầu thực vật, dệt may, điện tử, cơ khí… Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ, bổ sung năng lực tăng thêm ở một số dự án sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nhóm ngành chế biến chế tạo, như: Dự án WEILI Việt Nam ( sản xuất áo, mũ, găng tay), dự án IDEAL Đông Mai (sản xuất bao bì, sách), dự án nhà máy Lioncore Việt Nam (sản phẩm sàn từ plastics); dây chuyển thứ 2 của Công ty TNHH sản xuất lúa mỳ VFM (công suất 500 tấn/ngày; nâng tổng công suất sản xuất bột mỳ của Nhà máy lên 1.000 tấn/ngày);… Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, lắp đặt máy móc thiết bị đối với 7 dự án chế biến, chế tạo đăng ký đi vào hoạt động sản xuất trong năm 2022 nhưng có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh toàn bộ hoặc một phần trong năm 2021.
Đối với ngành Xây dựng, sẽ tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai các bước thẩm định, phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh hồ sơ quy hoạch, thiết kế, dự toán; đôn đốc việc triển khai dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách đã được cấp phép; hỗ trợ giải quyết nhanh chóng thủ tục xây dựng nhà ở đối với với hộ dân có nhu cầu.