Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan khu vực vận hành hệ thống, ông Nguyễn Ngọc Tuyền, Chánh văn phòng Công ty vừa giải thích: “Thông thường các loại xe, máy, thiết bị khi đưa vào Công ty để sửa chữa thì đã qua thời gian hoạt động khá dài, môi trường hoạt động lại bụi bặm cho nên công đoạn vệ sinh tẩy rửa thường mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó, đây lại là công đoạn đầu tiên và không thể thiếu, giúp cho việc kiểm tra, phân loại mức độ hư hỏng một cách chính xác và nhanh hơn. Những năm trước đây khi các chi tiết, linh kiện bị tháo ra thường được đặt trực tiếp xuống sàn của các phân xưởng để phun rửa. Theo tính toán của Công ty, chỉ riêng công đoạn này đã tốn khoảng 40m3 nước/ngày và hàng tỷ đồng mỗi năm để xử lý. Nhằm phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu sản xuất sạch hơn, giám đốc Nguyễn Văn Tình đã trực tiếp chỉ đạo các kỹ sư tích cực nghiên cứu và đã đưa ra sáng kiến lắp đặt “hệ thống lọc nước tuần hoàn trong rửa các chi tiết, thiết bị ô tô”. Tháng 3-2012, hệ thống chính thức được đi vào vận hành và ngày càng phát huy hiệu quả khi lượng nước dùng cho tẩy rửa chỉ còn lại 0,5m3(tiết kiệm được tới 39,5m3/ngày)”. Ông Tuyền cũng hồ hởi cho chúng tôi biết thêm, với chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống chưa đầy 100 triệu đồng, thế nhưng sáng kiến nhỏ này đã giúp đơn vị tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm. Quan trọng hơn cả là môi trường và điều kiện làm việc ngày càng được nâng cao, góp phần giúp người công nhân yên tâm lao động sản xuất. Cũng chính từ những hiệu quả mà giải pháp mang lại, thời gian qua đã có không ít đơn vị trong Tập đoàn đến công ty chúng tôi học tập mô hình để về áp dụng tại đơn vị mình.
- Thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
- Sử dụng điều hoà inverter không đúng cách hoá đơn tiền điện vẫn tăng vùn vụt
- Hệ thống xử lý thu gom bình ắc quy chì thải hiệu quả và an toàn
- Tăng cường triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Theo quan sát của chúng tôi, các xe, máy trước khi được đưa vào các phân xưởng để tiến hành sửa chữa thì các cụm chi tiết, linh kiện sau khi tháo rời sẽ được vận chuyển tập kết và giao cho tổ tẩy rửa phụ trách vận hành hệ thống. Tổ tẩy rửa sẽ dùng thiết bị chuyên dùng vận chuyển các chi tiết từ vị trí tập kết vào buồng tẩy rửa theo từng loại như chi tiết dạng trục, chi tiết dạng block, chi tiết rời loại nhỏ. Tiếp đó, khoảng 2-3 công nhân sẽ dùng máy bơm áp lực có nhiệt độ từ 60-70oC phun trực tiếp vào bề mặt thiết bị cho đến khi không còn chất bẩn. Sau khi được làm sạch, các cụm chi tiết sẽ được giao cho các tổ sửa chữa. Nét nổi bật trong hệ thống tẩy rửa chi tiết của công ty là 3 buồng rửa đều được thiết kế đảm bảo kín khít, không để lọt nước ra ngoài khi tẩy rửa. Buồng rửa cũng được trang bị bể xử lý nước thải dung tích khoảng 4m3 để tách dầu và các cặn bẩn như mỡ, đất, cát… Đặc biệt, trong hệ thống này, dầu mỡ và cặn sẽ được lọc riêng đưa đi xử lý. Còn lại lượng nước với số lượng tương đối lớn sẽ được quay trở lại phục vụ việc tẩy rửa các chi tiết, thiết bị khác. Và như vậy toàn bộ lượng nước dùng trong công đoạn tẩy rửa đều được tái sử dụng 100%.
Có thể thấy “hệ thống lọc rửa thiết bị” chính là một minh chứng cho mục tiêu hướng đến chiến lược phát triển bền vững và “sản xuất sạch hơn” của Công ty CP Cơ khí ô tô Uông Bí.