Giống cải củ Đầm Hà là giống đặc sản địa phương, được trồng lâu đời ở xã Đầm Hà, Đại Bình, Quảng Lợi, Tân Lập, Tân Bình. Diện tích hàng năm ước đạt 200- 400 ha, sản lượng khoảng 3.600-7.200 tấn. Thời vụ chính trong năm là vụ Đông và vụ Xuân. Giống củ cải Đầm Hà màu trắng ngà, củ ngắn, lá có màu xanh vàng, xe thùy nông, thời gian sinh trưởng từ 40 – 50 ngày. Do thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng nên giống này có thể trồng quanh năm. Do sự phù hợp của giống với điều kiện tiểu sinh thái của vùng nên cải củ Đầm Hà sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao (25- 35 tấn/ha) và có hương vị đặc biệt, vì vậy, cải củ Đầm Hà đã trở thành đặc sản của Quảng Ninh. Diện tích trồng củ cải tăng từ 20 ha năm 2014 lên 70 ha năm 2016 và năm 2017 ước đạt 100 ha (mục tiêu đến năm 2020 đạt 100 ha).
- Quảng Ninh tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất
- Những cách tiết kiệm hay nhất khi sử dụng thiết bị điện cho gia đình
- Hệ thống máy nông nghiệp đồng bộ: Tiết kiệm 25% năng lượng
- Kinh nghiệm chọn mua, dùng máy hút ẩm hiệu quả, tiết kiệm điện
Củ cải Đầm Hà, ngoài việc sử dụng như một loại rau tươi, người dân còn chế biến ra nhiều dạng nhằm bảo quản được lâu và nâng cao giá trị hàng hóa. Nếu một kilôgam củ cải tươi bán được từ 4.000- 6.000 đ/kg thì một kilôgam củ cải qua muối mặn ngọt (dạng kim chi) có thể bán được từ 30.000-35.000 đ/kg, một kilôgam củ cải thái sợi phơi khô có giá bán từ 100.000-120.000 đ/kg (trung bình 10kg củ cải tươi/1kg củ cải thái sợi phơi khô). Chính vì vậy, với năng suất trung bình 30 tấn/ha một ha cải củ cho thu nhập từ 120 – 180 triệu đồng (bán dạng củ tươi,); từ 300 – 420 triệu đồng (nếu chế biến thái sợi phơi khô).
Hiện nay, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm củ cải Đầm Hà được công nhận, sản phẩm củ cải Đầm Hà đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết tới. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật sơ chế, chế biến còn lạc hậu, mang đậm tính bản địa nên chất lượng sản phẩm chưa cao. Mặt khác khi thu hoạch củ cải ồ ạt củ cải tươi sẽ không tiêu thụ hết làm cho củ cải bị tồn đọng già úa hoặc bị thối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như hiệu quả kinh tế. Khi chế biến các sản phẩm từ củ cải bà con chỉ dùng các chum, vại thậm chí đào hố lót nylon để muối củ cải. Từ đó làm cho sản phẩm này bị mất vệ sinh, tỷ lệ hao hụt lớn.
Do đó, để thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ, góp phần xây dựng thương hiệu cho củ cải Đầm Hà hơn nữa thì việc triển đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất nông sản là cần thiết. Với mục đích đó năm 2022 Hộ kinh doanh Đinh thị Thắm lập đề án “ Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến củ cải khô” xin hỗ trợ từ nguồn khuyến công địa phương năm 2022 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 04/11/2022 V/v phê duyệt bổ sung nhiệm vụ, đề án khuyến công địa phương năm 2022.
Triển khai thực hiện đề án đã được tỉnh phê duyệt, Hộ kinh doanh Đinh Thị Thắm đã đầu tư, lắp đặt và đưa vào sử dụng trong chế biến củ cải Đầm Hà gồm các máy: Máy làm sạch rau củ; máy cắt củ cải miếng; Phòng sấy sử dụng công nghệ sấy lạnh; Máy đóng gói, hàn túi loại lớn, tích hợp tính năng hút chân không. Với tổng vốn đầu tư là 634.5 triệu đồng.
Hôm qua, Trung tâm xúc tiến và phát triển công thương Quảng Ninh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu cơ sở cho đề án, các thành viên đoàn nghiệm thu nhất trí nghiệm thu cơ sở đối với đề án “ Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến củ cải khô” với mức hỗ trợ 200 triệu đồng từ nguồn khuyến công địa phương năm 2022 cho đơn vị thụ hưởng là Hộ kinh doanh Đinh Thị Thắm.
Đề án được thực hiện đã góp phần giải quyết đưa vào chế biến 2.500 tấn củ cải tươi tại huyện Đầm Hà hằng năm; Giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương; góp phần không nhỏ giúp cho thương hiệu củ cải Đầm Hà trở thành sản phẩm kinh tế mũi nhọn của nhiều hộ dân, cũng như đẩy mạnh nghề trồng và chế biến nông sản phát triển bền vững, có tính cạnh tranh cao trên thị trường cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.