Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 14,6%/năm, trong đó khu vực nhà nước tăng 11,18%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 39,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%.
Năm 2010 Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm (Giá CĐ 1994)ước đạt 27.812 tỷ đồng, bằng 101,7% kế hoạch và tăng 13,6% so với cùng kỳ.
Trong đó: Công nghiệp Trung ương đạt 18.119 tỷ đồng (chiếm 65% giá trị toàn ngành), tăng 17% so với cùng kỳ, Công nghiệp địa phương đạt 5.410 tỷ đồng (chiếm 19,4% giá trị toàn ngành), tăng 10,7% so với cùng kỳ; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.282 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 4,5% so với cùng kỳ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa giai đoạn 2005-2009 tăng bình quân gần 19,28%; riêng năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tổng mức lưu chuyển hàng hóa của tỉnh vẫn tăng gần 16,3%. Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 26.123 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ, trong đó các cơ sở bán lẻ trực tiếp 2.304 tỷ đồng, tăng 8,1%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 2.129 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, vượt 1,5% so với kế hoạch đề ra.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Với chính sách thu hút nguồn lực phát triển từ các thành phần kinh tế, nên có sự tăng dần tỷ trọng các ngành lĩnh vực có lợi thế, sản phẩm có giá trị và khả năng cạnh tranh. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường nhất là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu. Lý giải về bước đột phá trên chính là do đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống như Nghị quyết TW5 (Khóa IX) về phát triển kinh tế tư nhân và việc thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp đã thực sự tạo ra động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này, nhiều địa phương trong tỉnh có tỷ trọng công nghiệp lớn có tốc độ tăng trưởng khá đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành như: Thành phố Hạ Long, Móng Cái, thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, huyện Yên Hưng, Đông Triều, Hoành Bồ, Vân Đồn…
kết quả trên của ngành Công Thương trong 5 năm qua và nhất là kết quả toàn diện của năm 2010 tạo tiền đề cho chúng ta xây dựng những chương trình, giải pháp hữu hiệu để thực hiện hoàn thành mục tiêu của ngành giai đoạn 2011-2015 và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại