Việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công đã góp phần không nhỏ trong việc đặt nền móng cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Hoành Bồ phát triển, góp phần đưa Hoành Bồ vươn mình, trở thành vùng đất phát triển toàn diện cùng với các huyện khác của Quảng Ninh. Năm 2011 thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện đã định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như mở cửa cho các ngành công nghiệp khai thác, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư các thiết bị hiện đại trong sản xuất, với định hướng nêu trên, huyện Hoành Bồ đã đăng ký 07 đề án khuyến công, với kinh phí xin hỗ trợ trên 700 triệu đồng cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, với các lợi thế sẵn có như: kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy tốt các tiềm năng và trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng ở mức cao về kinh tế trong nhiều năm liền. Đóng góp vào thành tích chung đó, không thể không kể đến hiệu quả của các đề án khuyến công mà tỉnh đã triển khai.
Công nghiệp là một thế mạnh của Quảng Ninh. Tuy nhiên, do địa kinh tế của tỉnh có những sự khác biệt giữa các vùng, miền, các huyện, nên sự phát triển về công nghiệp chưa thực sự đồng đều và còn có khoảng cách khá lớn giữa các trung tâm lớn với các huyện vùng sâu, vùng xa và để gia tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn trong cơ cấu kinh tế, thu ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, Quảng Ninh đã triển khai hàng loạt các chương trình, đề án khuyến công Trung ương và địa phương, như các đề án: mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất đá xẻ định hình, sản xuất gỗ dăm tại huyện Hoành Bồ, mở rộng xưởng sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá tại huyện Đầm Hà, đào tạo nghề thêu móc chỉ tại huyện Đông Triều, đào tạo nghề làm hoa và con giống bằng lúa tại huyện Vân Đồn, đào tạo nghề may tại huyện Tiên Yên…
Đến nay, nguồn kinh phí khuyến công đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Việc ưu tiên sử dụng kinh phí khuyến công cho các huyện vùng sâu, vùng xa đã góp phần trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế của các huyện và thu hẹp dần khoảng cách và sự chênh lệch trong phát triển kinh tế văn hóa, xã hội tại các vùng.
Chúng tôi có dịp về thăm huyện Đầm Hà, một huyện nằm ở vùng Đông Bắc của tỉnh. Đầm Hà là huyện mới được tái lập trên cơ sở chia huyện Quảng Hà thành hai huyện Đầm Hà và Hải Hà từ năm 2001. Đầm Hà có 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và một thị trấn, cách thành phố Hạ Long 120 km và cách Móng Cái 70 km. Đầm Hà có 9 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Dao, Sán, Dán chỉ, Tày, Nùng, Cao Lan, Mường và Hoa. Địa hình phức tạp và những khó khăn về giao thông, dân trí là một trong những trở lực trong phát triển kinh tế địa phương.
Những năm đầu tái lập huyện, ở Đầm Hà, hầu như chưa có sự hiện diện của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trước thực tế đó, trong các kỳ đại hội Đảng bộ huyện, Đầm Hà xác định ưu tiên phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, khuyến khích đầu tư vào những sản phẩm mà huyện có nhiều thế mạnh như chế biến thức ăn gia súc, chè, sản xuất gạch,….với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 20%/năm.
Nếu năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Đầm Hà chỉ đạt 3,6 tỷ đồng, thì đến năm 2009 đã đạt 47,2 tỷ đồng. Trước năm 2001 cả huyện hầu như chưa có cơ sở sản xuất nào thì đến nay đã có 2 cơ sở sản xuất của tỉnh và 32 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 3 hợp tác xã và khoảng 200 hộ sản xuất cá thể, giải quyết việc làm cho trên 700 lao động địa phương.
Các đề án khuyến công được triển khai tại Đầm Hà thực sự đã mang lại một làn gió mới cho kinh tế nông thôn, từ đó, không chỉ góp phần nâng cao đời sống cho các hộ sản xuất, các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí khuyến công mà còn giải quyết tốt công ăn việc làm và tạo ra các giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Nhà máy gạch Tuy – nel Đầm Hà là một ví dụ, hiện nay, với 2 dây chuyền sản xuất gạch có công suất 50 triệu viên gạch/năm, Nhà máy đã đáp ứng tốt nhu cầu về vật liệu xây dựng của các huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái,…. Cùng với đó, Nhà máy cũng góp phần giải quyết việc làm cho gần 300 lao động với mức thu nhập bình quân 2.500.000 đồng/người/tháng.
Đầm Hà là huyện có tiềm năng về chế biến chè, tuy nhiên, những năm trước đây, do đầu ra cho sản phẩm không có nên nhiều hộ dân đã phá bỏ đồi chè chuyển sang trồng cây keo. Nhưng rồi, keo cũng rớt giá và cuộc sống người nông dân càng gặp khó khăn hơn. Trước thực tế đó, hộ gia đình nhà anh Đỗ Quang Lợi ở thôn Bình Nguyên, xã Tân Bình, sau khi được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công, đã đầu tư máy móc chế biến chè, từ đó tạo đầu ra cho sản phẩm chè tươi của bà con trong vùng. Diện tích cây chè ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao đời sống người nông dân.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công đã góp phần không nhỏ trong việc đặt nền móng cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Đầm Hà phát triển, góp phần đưa Đầm Hà vươn mình, trở thành vùng đất phát triển toàn diện cùng với các huyện khác của Quảng Ninh.
tác nhân cấy nghề mới tại nông thôn qua các lớp học nghề làm hoa giấy, thêu móc chỉ,… Trung tâm Dạy nghề cho người tàn tật Quảng Ninh là địa chỉ tin cậy đối với người tàn tật và người bị suy giảm sức lao động trên địa bàn huyện Vân Đồn, đến nay, Trung tâm đã liên tục mở các lớp dạy nghề cho người lao động theo phương pháp cầm tay chỉ việc, nhờ đó đã đào tạo nghề thành công cho nhiều lao động là người tàn tật, giúp họ hoà nhập vào cuộc sống, tạo ra các sản phẩm hàng hoá để tự nuôi sống bản thân.
Các đề án khuyến công tại Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn tỉnh, giúp rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh; đồng thời tạo sức kéo để công nghiệp nông thôn phát triển.
Những mô hình kinh tế như ở Đầm Hà, Vân Đồn hay Đông Triều trong tương lai không xa, sẽ là động lực để công nghiệp nông thôn Quảng Ninh bứt phá, cũng bởi thế, các đề án khuyến công tại Quảng Ninh không chỉ góp phần to lớn trong phát triển kinh tế địa phương, mà còn mang một ý nghĩa xã hội lớn lao, đúng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.