Trang chủ / Giao thương / Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

In bài viết Chia sẻ:
Chuyên mục: Giao thương
Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Giảm ô nhiễm làng nghề ở Hà Nội: Xử lý tại nguồn phát thảiCần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghềGiữ lửa làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng

Đây cũng là chủ đề của “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất – tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP” do Sở Công Thương Hà Nội và Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương), UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức từ ngày 28/10 đến 3/11/2024 tại Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Chương trình có quy mô 133 gian hàng và khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP để các du khách có thể tham quan, mua sắm. Trong đó, có các hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm; trao giải cho các cơ sở đạt danh hiệu sản xuất, tiêu dùng bền vững; tổ chức lễ ký kết hợp tác chuỗi sản xuất – tiêu dùng xanh.

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống
Hà Nội tập trung định hướng hợp tác chuỗi sản xuất – tiêu dùng xanh cho các làng nghề. Ảnh: Quang Lộc

Chương trình được tổ chức giúp bảo tồn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát huy và giữ gìn cho ngành nghề truyền thống phát triển bền vững và ổn định; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, sản phẩm OCOP: Thêu, gốm sứ, mây tre đan, lụa, áo dài, mộc, chế biến thực phẩm,… nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Tuần lễ này mang đến cho các cơ sở sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của Bộ Công Thương, thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô và cả nước thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của Bộ Công Thương, thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thành phố Hà Nội hiện có 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề, đến nay Thành phố có 305 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã.

Trong những năm qua, làng nghề Hà Nội đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội các địa phương trên địa bàn thành phố. Các sản phẩm làng nghề đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu đi các thị trường chất lượng cao như: Nhật Bản, Mỹ, EU, Dubai và một số nước châu Á, Đông Nam Á.

Trung ương và thành phố Hà Nội thời gian qua đã hỗ trợ làng nghề phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua các chương trình khuyến công, sản xuất tiêu dùng bền vững, xúc tiến thương mại, du lịch nhằm phát triển kinh tế, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các địa phương.

Tác Giả: Quang Lộc

Nguồn Tin: Báo Công Thương