Khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ là yếu tố cần thiết. Điều này khiến doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất tại các làng nghề cần đặc biệt lưu tâm thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Với hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề trên cả nước đã thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận không nhỏ, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
- Mời tham dự lớp tập huấn ngắn hạn: “Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh – phòng tránh lừa đảo trong ký kết hợp đồng” tại TP.Móng Cái
- Làng nghề liên kết bước vào “sân chơi” EVFTA
- Hội thảo “Các vấn đề về thuế trong giao dịch thương mại điện tử qua biên giới”
- Khuyến công Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp
Thêm vào đó, Hiệp định EVFTA rất có lợi cho nhà sản xuất của Việt Nam nói chung và làng nghề nói riêng, nhất là trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ, dù thuế xuất khẩu của mặt hàng này trước khi có Hiệp định vẫn ở mức 0%. Tác động của Hiệp định đối với các DN làng nghề đã tạo lực kéo giúp DN làng nghề nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi DN phải đẩy mạnh liên kết, thay đổi quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng giúp kiến tạo sức sống mới cho làng nghề hội nhập
Ông Phan Ngân Sơn – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) – cho biết, cùng với những nội dung liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được đặt ra trong Hiệp định EVFTA. Đây là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong quá trình xem xét môi trường, thể chế đầu tư của Việt Nam. Sở hữu trí tuệ, đặc biệt chỉ dẫn địa lý, được đánh giá là một trong những vấn đề khó đàm phán nhất trong EVFTA.
Châu Âu là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới, việc tăng cường bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là nhu cầu cấp thiết. Với Việt Nam, thông qua EVFTA, DN, tổ chức, cá nhân được tiếp cận các sản phẩm sở hữu trí tuệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, khoa học, xã hội với chi phí thấp nhất có thể.
Để khai thác hiệu quả thị trường châu Âu, tận dụng cơ hội mở cửa thị trường mà EVFTA mang lại, các DN, làng nghề cần chủ động, tích cực hơn trong tìm hiểu quy định hàng rào kỹ thuật thương mại của châu Âu, nhằm bảo đảm sản phẩm có thể vượt qua được những tiêu chuẩn đó. Ðồng thời, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bà Hà Thị Vinh – Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh – cho hay, EVFTA đòi hỏi DN phải đẩy mạnh liên kết, thay đổi quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, DN, làng nghề cần hướng tới nhu cầu của thị trường châu Âu, đó là sản phẩm thân thiện môi trường.
Ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Các DN, làng nghề cần chủ động, tích cực hơn trong tìm hiểu quy định hàng rào kỹ thuật thương mại của châu Âu; chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA… điều này sẽ giúp DN định vị lại vị trí, vai trò, tái cấu trúc các thị trường, nguồn cung ứng, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.