Trong 6 năm qua việc đào tạo nghề được hỗ trợ từ kinh phí khuyến công không chỉ giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực mà còn giúp tạo công ăn việc làm, có thu nhập cho 1.950 lao động và 1.120 học viên được đào tạo nâng cao tay nghề, khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý. Các học viên sau đào tạo đều có việc làm với thu nhập ổn định. Điều đó đã tạo niềm tin cho các cơ sở sản xuất đối với hoạt động khuyến công.
Năm 2012 phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện: Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện đào tạo sơ cấp nghề điện, nghề mộc dân dụng cho 150 lao động nông thôn tại địa bàn. Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ cho số lao động được đào tạo năm 2012 là 180 triệu đồng. Đây chính là cơ hội để “xóa mù nghề” cho người lao động nông thôn, nhất là lao động ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số. Người lao động nông thôn đã nhận thức được đây chính là cơ hội giúp họ có cơ hội thoát nghèo, sớm ổn định cuộc sống và đi lên làm giàu. Một số gia đình đã vận dụng kiến thức đã học để nâng cao hiệu quả công việc mà chính bản thân họ đã làm, nhiều nghề mới được hình thành và nhân rộng như sửa chữa điện dân dụng, nghề mộc, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương, thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Mục tiêu chương trình khuyến công của Tỉnh đến năm 2015 trong đó đào tạo nghề vẫn được duy trì, ưu tiên cho các địa phương có nhu cầu.
Với các nội dung triển khai thực hiện hoạt động khuyến công cho đào tạo nghề như trên, Chương trình khuyến công của tỉnh Quảng Ninh thực sự là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, đồng thời là một trong những cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông nghiệp nông thôn góp phần cho chương trình xây dựng nông thôn mới trước năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành hiện thực.