Trang chủ / Tin tức / Quảng ninh: giữ vững tăng trưởng công nghiệp 6 tháng đầu năm

Quảng ninh: giữ vững tăng trưởng công nghiệp 6 tháng đầu năm

In bài viết Chia sẻ:

Vượt khó để thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Theo báo cáo của Sở Công thương, trong 6 tháng đầu năm 2011, ngành công nghiệp Quảng Ninh đạt được những bước phát triển rất đáng khích lệ. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt trên 14 nghìn tỷ đồng, bằng 46,73% kế hoạch và  tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, khối công nghiệp trung ương ước đạt trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ; khối công nghiệp địa phương đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ và  khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ
Một trong những mũi nhọn của khối công nghiệp này đó là  than. Trong 6 tháng, sản lượng khai thác than đạt 22,607 triệu tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ; than tiêu thụ đạt 22,990 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ 2010. Bên cạnh đó, điện và  xi măng cũng là  hai yếu tố giúp công nghiệp Quảng Ninh phát triển ổn định. Điện sản xuất ước 6 tháng đạt trên 4 nghìn triệu Kwh, tăng 84,4% so với cùng kỳ; xi măng ước đạt trên 1 nghìn triệu tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ 2010
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh của các mặt hàng xuất khẩu thì việc nhập khẩu cũng có xu thế phục hồi. Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 6 tháng ước đạt  911 triệu USD, trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương ước đạt 38,65 triệu USD, tăng 7,2 % so với cùng kỳ; đầu tư nước ngoài ước đạt 206,35 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có nhiều biến động về giá, tuy nhiên thị trường nội địa ổn định có chiều hướng tăng, sức mua một số loại sản phẩm hàng hóa tăng, đặc biệt là  nhóm hàng vật liệu xây dựng, xăng dầu; nguyên nhân chủ yếu do đầu ra của sản phẩm hàng hóa được tháo gỡ, gói kích cầu của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Nhiều công trình, dự án trên địa bàn tiếp tục được triển khai, bên cạnh đó các công trình dân dụng tăng mạnh.
Như vậy, có thể nhìn thấy, trong 6 tháng đầu năm, trước những khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện triệt để tiết kiệm trong sản xuất bằng việc xây dựng kế hoạch cắt giảm tối đa chi phí thưng xuyên. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng đã tìm cách mở rộng sản xuất kinh doanh để lấy thu bù chi. Giảm bớt chi phí sản xuất thông qua cải tiến, đổi mới về công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý.
Thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và  đồng bộ
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và những giải pháp chủ yếu tập trung kim chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, trong đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Nhiệm vụ trọng tâm mà  tỉnh xác định, đó là  ưu tiên cho các giải pháp kiềm chế lạm phát nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu ổn định và  tăng trưởng.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, các cấp, các ngành chức năng đã tập trung thực thi một loạt các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vượt qua khó khăn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Những vướng mắc của các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính hay các vấn đề liên quan đến mặt bằng, vốn, thuế,… được lãnh đạo tỉnh và  các ngành chức năng trực tiếp nắm bắt và  tháo gỡ kịp thời, hiệu quả.
Nét nổi bật trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Quảng Ninh đã tạm thời giãn tiến độ một số dự án đã khởi công trong năm 2010, cắt giảm 29 dự án, công trình chưa thực sự cần thiết và  không có khả năng hoàn thành trong năm 2011 để điều chuyển cho 19 công trình, dự án có khả năng hoàn thành dứt điểm trong năm 2011 với số vốn trên 23.000 tỷ đồng, chủ yếu là  các công trình đang thi công, các công trình cần tập trung vốn để giải phóng mặt bằng, các công trình đã có quyết toán
Bên cạnh các cơ quan nhà  nước thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện Nghị quyết 11, thì khối các doanh nghiệp cũng đã tự tìm ra nhiều biện pháp để ứng phó với tình hình kinh tế khó khăn. Theo các doanh nghiệp, việc tiết kiệm toàn diện để giảm giá thành sản xuất ở mức thấp nhất đang là  “chiến thuật được đơn vị áp dụng triệt để. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp đều tìm biện pháp giảm thiểu tác động của việc tăng giá đầu vào bằng cách giảm chi tiêu, giảm các khoản đầu tư chưa cần thiết, sắp xếp lại lao động
Đến nay, sau gần 4 tháng thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, thị trường tài chính, tiền tệ và  hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quảng Ninh đã có nhiều tín hiệu tích cực. Kết quả này cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và  các ngành, địa phương trong toàn tỉnh. hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2011, UBND tỉnh đã đề ra 8 giải pháp trọng tâm cần thực hiện, trong đó tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XII, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc chỉ đạo tiếp tục triển khai tốt hơn, đồng bộ hơn, cụ thể hơn việc thực hiện Nghị quyết 02 và  Nghị quyết 11 của Chính phủ ở mỗi doanh nghiệp, đơn vị và  các địa phương. Ngoài ra, UBND tỉnh còn ưu tiên thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, ưu tiên vốn cho các công trình phục vụ dân sinh….Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các ngành, các huyện, thị, thành phố tập trung rà  soát, khắc phục những yếu kém, tồn tại từ đó có sự điều hành chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu và  nhiệm vụ năm 2011 đã đề ra.
Có thể khẳng định, với tinh thần quyết tâm cao như hiện nay, tỉnh Quảng Ninh sẽ cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu kim chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và  bảo đảm an sinh xã hội.

Tác Giả: Anh Quân

Nguồn Tin: TTXTVPTCT