Tăng trưởng ổn định, đúng hướng.
Các chỉ tiêu kinh tế của ngành Công thương Quảng Ninh là những năm qua từng bước phát triển ổn định và tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao. Về công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm trên 15,32%, trong đó khu vực Nhà nước tăng 11,18%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 39,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. Một số lĩnh vực có lợi thế, có khả năng cạnh tranh được quan tâm đầu tư lớn, áp dụng công nghệ hiện đại như: sản xuất điện chạy than, xi măng, cơ khí chế tạo, đóng mới sửa chữa tàu thuyền…. Các sản phẩm sản xuất chủ lực tiếp tục duy trì mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường như than, đóng tàu, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng… Về thương mại: Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển về chất và mở rộng ở cả 3 khu vực thị trường: thành thị, nông thôn, miền núi. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ các khu vực dịch vụ trên địa bàn năm 2004 gần 7.600 tỷ đồng, tặng 1,2 lần so với năm 2001, gấp gần 7 lần so với năm 1995. Năm 2005 đạt 8.571 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2004; năm 2006 đạt 9.796 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm trước; năm 2007 đạt 10.524 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm trước; năm 2008 đạt 18.000 tỷ đồng, tăng 33%; năm 2009 đạt 21.592 tỷ đồng, tăng 15,07% so với năm trước. Về xuất nhập khẩu: đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, khai thác các mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu, trong những năm qua tình hình xuất khẩu phát triển khá. Năm 2005 đạt 822,7 triệu USD, tăng 46%; 2006 đạt 1.284 triệu USD, tăng 56,07%; … năm 2009 đạt 1.908 triệu USD, bằng năm 2008, không tăng so với 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Kim ngạch xuất khẩu bình quân 2005-2009 đạt 1.285,43 USD/người. Từ hình thành các trung tâm công nghiệp… Hiện nay các dự án công nghiệp được đầu tư tại Quảng Ninh đang bước đầu phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội, bên cạnh trung tâm công nghiệp than và khai thác khoáng sản; Trên địa bàn tỉnh đang hình thành các Trung tâm công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp như: Trung tâm nhiệt điện đốt than; Trung tâm công nghiệp tàu thủy; Trung tâm công nghiệp sản xuất xi măng; Trung tâm công nghiệp cơ khí siêu trường siêu trọng; Trung tâm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao; Các khu công nghiệp Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai, Hải Yên; Các cụm công nghiệp Kim Sen, Hải Ho , Ninh Dương, Quảng Thành; Các làng nghề Gốm Sứ Đức Chinh, Vĩnh Hồng, làng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Thủy An, làng đan thuyền và ngư cụ Nam Hoa, … Đến hình thành các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. Ðến nay, trên địa bàn Quảng Ninh đã được Chính phủ cho thành lập Khu kinh tế Vân Đồn và 3 khu kinh tế cửa khẩu: Khu kinh tế Móng Cái; Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn và Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Cả 3 Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh đều được Chính phủ cho hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg về “Chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới” áp dụng chung cho các cửa khẩu của cả nước. Tháng 3/2008 Chính phủ có Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về “Khu Công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế”, đồng thời ngày 25/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”, theo đó Quảng Ninh được Chính phủ phê duyệt 3 khu kinh tế cửa khẩu nói trên, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là 1 trong các khu được xác định trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng, được tập trung ưu tiên đầu tư và phát triển theo quy hoạch chung của khu kinh tế theo quy định của Chính phủ. Đồ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của cả nước, Quảng Ninh đã được Chính phủ xác định xây dựng Quảng Ninh trở thành địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế. Những hạn chế, bất cập. Mặc dù về các chỉ tiêu kinh tế của ngành có tăng trưởng khá, nhưng cũng bộc lộ chưa ổn định, vững chắc. Một số lĩnh vực chưa có sự đổi mới, tính cạnh tranh chưa cao, chưa theo kịp diễn biến của thực tiễn. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, trình độ quản trị hạn chế, giá thành cao. Công tác dự báo, phân tích và điều hành có những lúng túng trước những diễn biến phức tạp của thị trường. Một bộ phận tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có biểu hiện trục lợi làm cho tình hình giá cả, thị trường thêm phức tạp, khó kiểm soát… Tất cả những vấn đề đó tác động đến sự phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững. Có thể nói, so với yêu cầu đặt ra, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của ngành chưa như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Cả công nghiệp lận thương mại, dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế, cần sớm được khắc phục để trở thành những lĩnh vực mang tính chất đầu tàu trong phát triển kinh tế của tỉnh. Kỳ vọng vững bước đi lên. Ðể thực hiện đạt những mục tiêu của ngành năm 2010 và những năm tiếp theo có bước tăng trưởng ổn định và bền vững, cần tăng cường kiểm soát, điều hành linh hoạt, nâng cao tính đồng thuận. Cùng với việc huy động các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu, khả năng phát triển của ngành. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao năng lực quản trị để hoạt động hiệu quả, góp phần giữ ổn định giá cả, thị trường, bảo đảm hiệu quả của nền kinh tế. Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, kiên quyết không cho nhập hàng tiêu dùng xa xỉ. Tạo điều kiện nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc hàng thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. Cần thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, nói rõ khó khăn, giải pháp, trách nhiệm và quyết tâm để tạo đồng thuận xã hội, thống nhất, để vượt qua thách thức của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gắn mục tiêu tăng trưởng của ngành. Ngành công thương Quảng Ninh đang đứng trước một thời cơ mới, với nhiều điều kiện thuận lợi trong đầu tư, phát triển, nhưng đó cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Ngành đang cố gắng triển khai các giải pháp về thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển khoa học-công nghệ; mở rộng thị trường; đào tạo nhân lực… Đây là những cơ sở cho việc phát triển của ngành ổn định, đúng hướng và bền vững trong những năm tới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. |
Ngành công thương Quảng Ninh vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hóa và hội nhập
In bài viết
Chia sẻ:
Bài viết liên quan
- Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn
- Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
- Khuyến công quốc gia hỗ trợ quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
- Chính sách khuyến công sửa đổi sẽ ưu tiên gỡ những nút thắt lớn
- Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam