Trong giai đoạn 2005-2009, tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ninh là 5.319,5 triệu đồng cho 145 đề án, trong đó có 137 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương và 8 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia. Nguồn kinh phí khuyến công ty không nhiều song đã khuyến khích các DN nhỏ và vừa cũng như các hộ nông dân đổi mới công nghệ chế biến sản xuất. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình khuyến công, cơ sở chế biến nước mắm của gia đình bác Châu Quang Thu tại xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đã xây dựng được hai bể chứa phục vụ chế biến nước mắm cốt – một đặc sản của đảo Quan Lạn. Mặc dù nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho 10 hộ dân trên đảo còn hạn chế ở mức 5 triệu đồng/hồ song cũng đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nơi đây. Như gia đình bác Thu, cơ sở chế biến nước mắm mỗi năm đem lại thu nhập 80 triệu đồng cho gia đình. Năm 2009, Công ty CP thủy sản Đại Yên đã nhận được 90 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để hoàn thiện quy trình sản xuất nước mắm cao cấp. Với hệ thống chưng cất nước mắm mới, chất lượng sản phẩm của công ty được nâng cao, doanh số của công ty tăng từ 130-150%, đạt hơn 5 tỷ đồng năm 2009. “Kinh phí hỗ trợ trong đề án khuyến công không lớn, những điều lớn nhất công ty có được từ hoạt động khuyến công là trình độ quản lý được nâng cao, quy trình lập và thực hiện đề án mang lại hiệu quả kinh tế”, ông Nguyễn Hữu Nguyên – Giám đốc công ty cho biết. Trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh cũng nhấn mạnh cần nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến thủy sản năm 2010 đạt 30% và 50% vào năm 2015. Hiện nay, với hơn 30.000 ngư dân hoạt động đánh bắt, cho sản lượng hàng năm từ 70.000-80.000 tấn thủy sản các loại, công nghiệp chế biến thủy sản tại Quảng Ninh đang được chú trọng. Công Đoàn Văn Thọ – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Ninh cho biết: “Vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt nguồn kinh phí khuyến công đợt 1 là 1,2 tỷ đồng cho 28 đề án. Với nguồn kinh phí này, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ cho các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản, đào tạo nghề…” Nguồn kinh phí khuyến công ty không nhiều song đã góp phần giúp các DN nhỏ và vừa cũng như các hộ nông dân tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặt mục tiêu đến năm 2012, tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28-30%, kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp đạt 1 tỷ USD, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến các sản phẩm nông – lâm – thủy sản. |
Bài viết liên quan
- Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn
- Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
- Khuyến công quốc gia hỗ trợ quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
- Chính sách khuyến công sửa đổi sẽ ưu tiên gỡ những nút thắt lớn
- Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam