Từ năm 1965, cây chè được đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Quảng Long huyện Hải Hà bởi sự phù hợp với khí hậu và điều kiện đất đai. Trải qua quá trình phát triển, hiện Quảng Long là xã có diện tích trồng chè lớn nhất của Hải Hà với hơn 400ha, chiếm hơn 40% diện tích toàn huyện.
Từ giống chè trung du lá nhỏ đã được thay thế dần bằng giống chè có năng suất, chất lượng cao như chè PH10, chè Ngọc Thuý. Hiện trên địa bàn xã Quảng Long thành lập 2 tổ liên kết trồng và chế biến chè để đảm bảo sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng được thị trường khó tính trong nước và quốc tế. Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc liên kết sản xuất chè theo chuỗi trên địa bàn tỉnh, Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng – cơ sở chế biến chè Dũng Nga đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hơn 150ha chè của 300 hộ trồng chè trên địa bàn.
- Thực tiễn triển khai hoạt động khuyến công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020
- Phát huy vai trò, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác khuyến công
- 10 sai lầm cần tránh khi sử dụng bếp từ kẻo bếp vừa mua đã hỏng, tốn điện gấp đôi, dễ cháy nổ
- Bật bình nóng lạnh thế nào để nước vừa nhanh nóng lại tiết kiệm điện?
Ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè từ chất lượng nguồn giống đến quy trình chăm sóc, Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng còn chú trọng đầu tư dây chuyền sản xuất, chủ động cải tiến công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể: Năm 2020, Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng đã đầu tư mới dây chuyền chế biến, bao gói hiện đại, trị giá hơn 1 tỷ đồng. Nhờ đó mà sản phẩm chè của cơ sở Dũng Nga đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh và là một trong những sản phẩm nổi tiếng của huyện nhiều lần tham gia Hội chợ thương mại OCOP trong và ngoài tỉnh cũng như xuất khẩu ra các nước như Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kong, được người tiêu dùng đánh giá cao. Để gìn giữ và phát triển thương hiệu chè Hải Hà nói chung và tên tuổi chè Dũng Nga nói riêng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thì việc tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến chè là cần thiết.
Để hỗ trợ Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng thực hiện kế hoạch đầu tư, vừa qua Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh đã trình các cấp phê duyệt bổ sung 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2022 giúp Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng ứng dụng 02 máy sấy hiện đại phục vụ chế biến chè.
Nhận được sự hỗ trợ, Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng đã khẩn trương đầu tư máy móc, thiết bị. Sau khi hoàn tất các hồ sơ liên quan đến việc thực hiện đề án, ngày 26 tháng 12 năm 2022, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu đề án.
Theo tính toán, với việc đầu tư thêm 02 máy sấy này, đảm bảo vào mùa thu hoạch Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng có thể tiếp nhận 15 tấn chè tươi để chế biến ra gần 3 tấn chè khô thành phẩm mỗi ngày. Cùng với các loại máy móc khác, góp phần hoàn thiện dây chuyền sản xuất, sản lượng chè của hộ Trần Sỹ Dũng sẽ đạt gần 500 tấn chè thành phẩm/năm với chất lượng đồng đều, giảm phế phẩm, tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Cùng với đó, hộ Trần Sỹ Dũng còn giúp tiêu thụ chè búp tươi cho hơn 150ha chè của 300 hộ trồng chè trên địa bàn, đồng thời giải quyết việc làm cho 15 lao động trực tiếp tại xưởng với mức thu nhập bình quân trên 9 triệu đồng/người/tháng.
Ông Vũ Bình Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh đánh giá: Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong chế biến chè” tại Hộ kinh doanh Trần Sỹ Dũng là một trong những hoạt động thiết thực nhằm triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công tại tỉnh; phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; phù hợp đối tượng xin hỗ trợ, ngành nghề với Nghị định 45/2012/NĐ-CP. Việc hỗ trợ kinh phí khuyến công đã trở thành cú huých, giúp đơn vị chủ động thực hiện đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chè chất lượng cao, góp phần tăng chất lượng, tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Từ hiệu quả của Đề án, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu đề xuất với tỉnh hỗ trợ các cơ sở chế biến chè những máy móc tiên tiến phục vụ chế biến chè, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, giúp doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.