Ngày 22/11/2023, Ban Quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật lĩnh vực tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương (Ban Quản lý dự án) phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức “Hội thảo nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống”.

Hội thảo là hoạt động thuộc Dự án “Đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án IEEP). Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống cho các doanh nghiệp công nghiệp và giới thiệu chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật của dự án IEEP.
Hội thảo quy tụ 70 đại biểu đến từ liên minh châu Âu(nhà tài trợ Chương trình Chuyển dịch năng lượng bền vững Việt Nam – EU (SETP) mà dự án IEEP là 1 hợp phần), Ban quản lý dự án - Bộ Công Thương, văn phòng dự án IEEP, Sở Công Thương, trung tâm khuyến công các tỉnh phía Bắc, hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp công nghiệp.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết: Tiêu chuẩn quản lý năng lượng đã được ban hành và sử dụng tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... từ năm 2000 và đã mang lại kết quả tiết kiệm năng lượng đáng kể cho các doanh nghiệp/tổ chức áp dụng. Đầu những năm 2000, ở Đan Mạch đã có khoảng 60% doanh nghiệp công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý năng lượng, ở Nhật Bản là khoảng 99% doanh nghiệp trọng điểm áp dụng hệ thống này. Do yêu cầu của thị trường quốc tế và để chuẩn hóa hệ thống quản lý năng lượng, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 - Hệ thống quản lý năng lượng vào năm 2011 và Phiên bản sửa đổi ISO 50001:2018 vào năm 2018. Sau đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019: Hệ thống quản lý năng lượng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm 2019 hoàn toàn tương thích với ISO 50001:2018. Hiện nay, hệ thống quản lý năng lượng này đã được nhìn nhận như một công cụ quản lý năng lượng hữu hiệu trong rất nhiều doanh nghiệp/tổ chức trên thế giới.
"Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực phối hợp với các tổ chức/cơ quan liên quan để ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SDNL TK&HQ cũng như xây dựng nguồn nhân lực về quản lý năng lượng và triển khai các kế hoạch SDNL TK&HQ " - ông Trịnh Quốc Vũ cho biết.
Ở Việt Nam, vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và công tác quản lý năng lượng trong các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là các cơ sở trọng điểm đã là yêu cầu bắt buộc theo Luật định bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo các qui định của Luật SDNL TK&HQ, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải có các trách nhiệm như: Chỉ định người quản lý năng lượng; Thực hiện kiểm toán năng lượng; Áp dụng mô hình quản lý năng lượng...; Xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và năm năm về SDNL TK&HQ; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SDNL TK&HQ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Hội thảo là cơ hội để các đơn vị tư vấn/doanh nghiệp công nghiệp nâng cao hiểu biết về SDNL TK&HQ, về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa các yêu cầu của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) Việt Nam và các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 50001. Chính vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 kết hợp với các giải pháp tối ưu hóa hệ thống sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp tuân thủ các qui định của Luật SDNL TK&HQ, tiết kiệm được chi phí năng lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh và góp phần bảo vệ môi trường.
"Để hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lượng tuân thủ các qui định của Luật, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực phối hợp với các tổ chức/cơ quan liên quan để ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như xây dựng nguồn nhân lực về quản lý năng lượng và triển khai các kế hoạch SDNL TK&HQ trong các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Hội thảo ngày hôm nay là cơ hội để các đơn vị tư vấn/doanh nghiệp công nghiệp nâng cao hiểu biết về SDNL TK&HQ, về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống và cũng là cơ hội để nắm bắt các thông tin cụ thể về các hỗ trợ kỹ thuật/nâng cao năng lực của Dự án IEEP." - ông Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Tại hội thảo các đại biểu đã được cung cấp các thông tin quan trọng và hữu ích liên quan đến các quy định về tiết kiệm năng lượng và quản lý năng lượng trong doanh nghiệp công nghiệp; Những hỗ trợ của dự án IEEP dành cho các doanh nghiệp công nghiệp để áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng; Các vấn đề và các cơ hội của Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001; Những hỗ trợ về tài chính cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng của dự án VSUEE (do Ngân hàng Thế giới tài trợ),, cách thức để tối ưu hóa hệ thống – tiết kiệm tối đa năng lượng cũng như chia sẻ kinh nghiệm áp dụng thành công hệ thống quản lý năng lượng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận về những khó khăn, thách thức cũng như đưa ra những khuyến nghị trong việc triển khai thực hiện hoạt động tiết kiệm năng lượng.
Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Phạm Xuân Trường - Quản lý Dự án - Văn phòng Dự án IEEP nhấn mạnh: "Có thể thấy rằng các biện pháp SDNL TK&HQ, có những giải pháp rất đơn giản như thay đổi trong tập quán vận hành là có thể tiết kiệm được một lượng năng lượng đáng kế và cũng có những giải pháp cần đầu tư thiết bị và áp dụng kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Vì lợi ích của chính doanh nghiệp và đảm bảo việc tuân thủ các qui định của Luật SDNL TK&HQ, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện hiệu suất năng lượng tại doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục, góp phần tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường."
Thông tin về dự án IEEP
Mục tiêu tổng thể của Dự án: Thúc đẩy, kích thích nhu cầu thị trường và ứng dụng giải pháp TKNL trong doanh nghiệp công nghiệp để đạt được kết quả sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, giảm phát thải khí nhà kính đồng thời nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Dự kiến Dự án được thực hiện trong thời gian 05 năm từ 2023 đến 2027
Tổng kinh phí: 6.5 triệu Euro
Dự án gồm 3 hợp phần chính:
Hợp phần 1: Tăng cường khung thể chế và chính sách.
Hợp phần 2: Thực hiện các chương trình xây dựng và nâng cao năng lực.
Hợp phần 3: Thực hiện các dự án về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống
Phạm vi dự án: Tập trung vào 10 ngành mục tiêu gồm: giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, dệt may, sản xuất hóa chất và phân bón, chế biến cao su, luyện kim và thép, xi măng, nhựa và đồ uống.
|
Anh Thư
|
Ngày 27/11, tại trụ sở Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA), Ban tổ chức Giải thưởng Hiệu quả năng lượng năm 2023 đã có cuộc họp để thống nhất sơ bộ các sản phẩm, doanh nghiệp và toà nhà đạt giải.

Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức 3 giải thưởng: Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2023, Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng năm 2023, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2023.
Giải thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, những công trình xây dựng tiêu biểu trong việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ đó tạo hiệu ứng về mặt xã hội, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có tính năng kỹ thuật vượt trội, hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng.
Ban tổ chức và hội đồng giám khảo Giải thưởng Hiệu quả năng lượng năm 2023 họp thống nhất sơ bộ các sản phẩm, doanh nghiệp và toà nhà đạt giải.
Ông Nguyễn Văn Long - Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội VECEA cho biết: “Năm 2023 là năm thứ 5 Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam được Bộ Công Thương giao tổ chức các giải thưởng Hiệu quả năng lượng. Các giải thưởng không chỉ hấp dẫn với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã biết tới giải thưởng và tham gia tranh giải với những giải pháp, sản phẩm tiết kiệm năng lượng ấn tượng."
Theo thống kê từ Ban tổ chức, Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2023 đã nhận được 34 hồ sơ tham gia giải công nghiệp từ các doanh nghiệp với đa dạng lĩnh vực như sản xuất bia, xi măng, hoá chất, thép, thực phẩm, điện tử,...; 25 hồ sơ tham gia giải công trình xây dựng đến từ các khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại, trường học,...; 257 sản phẩm thuộc 14 nhãn hàng tham gia giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất trong các lĩnh vực như điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, quạt điện, động cơ điện, đèn led, nồi hơi.
Ban giám khảo là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm về năng lượng và hiệu quả năng lượng.
Hội đồng giám khảo các Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2023 có đại diện Bộ Công Thương; đại diện Hội VECEA; đại diện một số hội, hiệp hội, viện nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng...
PGS.TS Đặng Đình Thống, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: Giải thưởng thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các doanh nghiệp khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nhìn chung hồ sơ được doanh nghiệp chuẩn bị chi tiết, rõ ràng với nhiều bằng chứng chứng minh cụ thể. Có những đơn vị đầu tư nhiều thời gian và công sức, chuẩn bị hồ sơ rất đầy đủ và chi tiết. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
"Với đội ngũ Ban Giám khảo là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm về năng lượng và hiệu quả năng lượng, mỗi hồ sơ được chấm ít nhất hai lần và bám sát các tiêu chí của giải thưởng, đảm bảo sự công bằng và khách quan cho giải thưởng.” – PGS.TS Đặng Đình Thống nhấn mạnh.
PGS.TS Đặng Đình Thống, Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
Sau khi chấm chung khảo để lựa chọn được doanh nghiệp, sản phẩm đạt giải cao. Đại diện Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo sẽ bố trí 2 đoàn kiểm tra ở phía Bắc và phía Nam để tổ chức xác minh tại doanh nghiệp, đảm bảo tính xác thực, công tâm, minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp.
Dự kiến lễ trao Giải Hiệu quả năng lượng năm 2023 sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 12 năm 2023 tại Hà Nội.
Ban tổ chức
|
Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Đây là ý kiến được đại diện Cục Công nghiệp đưa ra ở Tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào ngày 19/10 vừa qua tại Hà Nội.
Không nhầm lẫn 2 loại sản phẩm thuốc lá mới
Tại tọa đàm, ông Cao Trọng Quý, Trưởng phòng Công nghiệp, tiêu dùng thực phẩm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khuyến nghị, cần phân biệt rõ sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.
Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO): "Sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đều có chứa nicotine, nhưng khác nhau ở thành phần. Thuốc lá làm nóng có nguyên liệu thuốc lá trong điếu thuốc lá ngắn đặc chế. Thuốc lá điện tử thì có thành phần là dung dịch tinh dầu với khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ, và có thể pha trộn các chất khác vào dung dịch như ma túy, cần sa."
 |
Các diễn giả tham gia tọa đàm (Ảnh: Trần Hiệp) |
Đánh giá về thực trạng hiện tại, các đại biểu đã nêu lên nghịch lý: nhóm sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng… hiện chưa được phép nhập khẩu nhưng các sản phẩm này lại vào Việt Nam qua con đường nhập lậu hoặc xách tay, được mua, bán dễ dàng và đang được sử dụng phổ biến trong xã hội, cộng đồng. Điều này mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của người dùng, tạo gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội nói chung.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ, thuốc lá mới là sản phẩm công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là xu thế khó tránh khỏi. Song, điều đáng lưu tâm là sản phẩm này đang bị tội phạm buôn lậu lợi dụng để hướng đến giới trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên bằng mẫu mã đa dạng, hương vị hấp dẫn.
Cũng theo ý kiến các chuyên gia tại tọa đàm, trong tiến trình hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuốc lá mới, cần quan tâm đầy đủ đến vấn đề thị trường thay vì chỉ tiếp cận theo hướng bảo vệ sức khỏe người dùng.
Bộ Công Thương vẫn chờ thống nhất với Bộ Y tế
Liên quan đến cơ sở pháp lý, tiến trình kiểm soát thuốc lá mới, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, nguyên Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, chúng ta chỉ mới tiếp cận theo hướng bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, nhưng chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề thị trường. Đồng thời việc cấm mặt hàng này cũng không khả thi về mặt thực tiễn. Trong khi đó, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã có quy định rõ vùng ảnh hưởng, phạm vi, đối tượng bị cấm tiếp xúc với mọi loại thuốc lá, cũng như đã giải thích rõ định nghĩa về sản phẩm thuốc lá thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.
 |
Ông Cao Trọng Quý, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương (Ảnh: Trần Hiệp)
|
Ông Cao Trọng Quý thông tin, đến nay, đã có 184/195 quốc gia đã ban hành quy định quản lý thuốc lá làm nóng, 111/195 ban hành quy định quản lý thuốc lá điện tử, Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này còn khác nhau giữa các nước, nhưng điểm chung là phần lớn đều áp dụng quy định theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của nước sở tại.
Với vấn đề quản lý thuốc lá mới, ông Tạ Văn Hạ nhấn mạnh: “Trong khi chờ đợi khung pháp lý hoàn chỉnh, cần có những biện pháp tức thời để kiểm soát ngay vấn đề giới trẻ tiếp xúc với thuốc lá mới, chẳng hạn như kiểm tra độ tuổi, quy định chặt chẽ kênh bán lẻ, xử lý nghiêm minh các vi phạm đối với vấn đề nhập lậu, lưu thông sản phẩm không đúng luật…”. Theo ông Hạ, dựa trên Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, có thể áp dụng lệnh cấm đúng đối tượng, đúng mục đích đó là cấm quảng cáo, mua bán, cho tặng đối với thế hệ trẻ.
Ông Nguyễn Đức Kiên nêu rõ, tinh thần của Chính phủ đối với vấn đề thuốc lá mới là tôn trọng thực tế khách quan, nhưng vẫn có những biện pháp đồng bộ, vừa bảo đảm người dùng được dùng hàng chất lượng và bảo đảm không thất thu ngân sách của Nhà nước, bảo đảm quản lý để không tạo thành một mặt hàng siêu lợi nhuận và bảo vệ sức khỏe người dân Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Theo đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì đề xuất phương án quản lý thuốc lá mới.
Trước đó ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự, Bộ Tư pháp đã phân tích, Luật PCTHTL cũng giải thích từ ngữ “thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”.
Dù vậy, theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng ta vẫn chưa có công cụ, phương tiện để quản lý thuốc lá mới, tức thiếu “điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá” theo quy định của Luật. Cùng với đó, quản lý thuốc lá mới đang gặp khó khăn trong nhận thức do vẫn chưa thống nhất, thiếu đầy đủ, còn thiên lệch khi mới tập trung vào việc làm thế nào để giảm bớt tác hại của thuốc lá mới mà chưa quan tâm đến tính tổng thể của hệ thống các quy định.
Về tiến trình xây dựng Chính sách quản lý thí điểm về thuốc lá mới, ông Cao Trọng Quý cho biết: Đối với quan điểm của cơ quan soạn thảo, chúng tôi căn cứ vào ý kiến của Bộ Tư pháp cần đánh giá sự tương thích của thuốc lá thế hệ mới với định nghĩa của thuốc lá hiện nay, nếu có sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nào thuộc phạm trù thuốc lá thì đề xuất đưa định nghĩa thuốc lá thế hệ mới vào Nghị định về kinh doanh thuốc lá thay thế Nghị định 67/2013.
“Bộ Công Thương đã có 2 lần trình Chính phủ chính sách quản lý thí điểm về quản lý thuốc lá mới, song hiện vẫn chưa thống nhất với Bộ Y tế. Bộ Công Thương đang xây dựng theo hướng tiệm cận gần nhất với Bộ Y tế để bảo đảm phù hợp với thực tiễn quản lý cũng như thông lệ quốc tế”- ông Quý thông tin.
Thu Hường
|
Giai đoạn 5 năm trở lại đây, Quảng Ninh trở thành “địa chỉ đỏ” cho dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, trong đó, năm 2023 là năm thành công nhất của tỉnh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với con số kỷ lục ước đạt 3,1 tỷ USD. Để đảm bảo các dự án sớm đưa vào hoạt động, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bám sát tiến độ các dự án, hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai các thủ tục hải quan.

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và các doanh nghiệp trong KCN, KKT ký cam kết sử dụng tiền chất hoặc hỗn hợp hóa chất có thành phần là tiền chất xuất nhập khẩu.
Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, đến ngày 21/11/2023, có 391 doanh nghiệp đang làm thủ tục qua đơn vị, trong đó số doanh nghiệp trong các KCN, KKT là 34 (tăng 8 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022).
Ông Nguyễn Thế Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, chia sẻ: Thực tế cho thấy, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KKT, nhất là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì thường gặp nhiều vướng mắc về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền để lắp đặt, phục vụ sản xuất. Bởi để được các chính sách ưu đãi đầu tư thì phải đáp ứng theo đúng quy định về chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị của các cơ quan chuyên ngành, chính sách liên quan đến điều kiện miễn thuế, không chịu thuế đối với các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất, chính sách phân loại hàng hóa nhập khẩu. Một số doanh nghiệp cần nhập khẩu máy móc thiết bị cũ từ Trung Quốc mà những thủ tục liên quan cũng rất phức tạp. Do đó, Chi cục xác định cần phải tư vấn cho doanh nghiệp ngay trong quá trình xây dựng cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng đúng các tiêu chí. Chi cục cũng tích cực đẩy nhanh việc công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc nhà máy cho doanh nghiệp. Vì nếu không có địa điểm thì doanh nghiệp phải kiểm tra hàng hoá của cửa khẩu hoặc mang hàng hoá đến trụ sở chi cục, doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian và chi phí.
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp có các dự án chuẩn bị đầu tư cũng được Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai triển khai theo hướng khi đã tổ chức các cuộc gặp trực tiếp, hội nghị chuyên đề để tiếp xúc doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu, kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn cụ thể các quy định, chính sách quy trình thủ tục hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp. Chi cục cũng phân công công chức chuyên quản trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Ông Hsu Chi - Wen, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Boltun Việt Nam (doanh nghiệp chế xuất có trụ sở tại KCN Bắc Tiền Phong, TX Quảng Yên) cho biết: Chúng tôi được cấp phép thực hiện Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình có quy mô vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, tương đương 165 triệu USD. Ngay từ rất sớm, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã trao đổi, hướng dẫn thủ tục hải quan để doanh nghiệp nắm bắt, chủ động thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu máy móc tạo tài sản cố định và thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất. Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu dây chuyền máy móc, dây chuyền thiết bị đồng bộ; thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất; các yêu cầu về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất...

Sản xuất tấm silic tại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên).
Nhờ kịp thời xử lý vướng mắc, không để doanh nghiệp phải chịu thêm bất cứ chi phí nào phát sinh trong quá trình làm thủ tục đã ngày càng tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư của tỉnh. Ông Huang Jinxing, Tổng Giám đốc quan hệ đối ngoại Công ty Jinko Solar (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên) cho biết: Tập đoàn đang đầu tư 4 dự án với tổng mức đầu tư gần 1,6 tỷ USD nhằm hoàn thiện chuỗi dây chuyền sản xuất tấm quang năng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi tháng, Công ty làm thủ tục thông quan khoảng 700 tờ khai để nhập khẩu máy móc, thiết bị. Sự quan tâm của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định, chính sách pháp luật, giải quyết được các khó khăn ngay từ ban đầu khi triển khai các thủ tục. Đồng thời, thông báo kịp thời các chính sách ưu đãi về thuế mà doanh nghiệp được hưởng trong quá trình thực hiện đầu tư dự án. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho các dự án đẩy nhanh tiến độ để đi vào hoạt động.
Với những giải pháp quyết liệt trong hỗ trợ doanh nghiệp đã góp phần đưa số thu 2023 của Chi cục có sự bứt phá mạnh mẽ. Thống kê đến ngày 21/11/2023, số thu NSNN của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đạt trên 7.600 tỷ đồng (đạt 170% chỉ tiêu được giao trong năm 2023) và trở thành một trong 10 chi cục có số thu NSNN lớn nhất toàn quốc.
Hoàng Nga
|
Giai đoạn 5 năm trở lại đây, Quảng Ninh trở thành “địa chỉ đỏ” cho dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, trong đó, năm 2023 là năm thành công nhất của tỉnh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với con số kỷ lục ước đạt 3,1 tỷ USD. Để đảm bảo các dự án sớm đưa vào hoạt động, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bám sát tiến độ các dự án, hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai các thủ tục hải quan.

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và các doanh nghiệp trong KCN, KKT ký cam kết sử dụng tiền chất hoặc hỗn hợp hóa chất có thành phần là tiền chất xuất nhập khẩu.
Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, đến ngày 21/11/2023, có 391 doanh nghiệp đang làm thủ tục qua đơn vị, trong đó số doanh nghiệp trong các KCN, KKT là 34 (tăng 8 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022).
Ông Nguyễn Thế Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, chia sẻ: Thực tế cho thấy, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KKT, nhất là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì thường gặp nhiều vướng mắc về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền để lắp đặt, phục vụ sản xuất. Bởi để được các chính sách ưu đãi đầu tư thì phải đáp ứng theo đúng quy định về chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị của các cơ quan chuyên ngành, chính sách liên quan đến điều kiện miễn thuế, không chịu thuế đối với các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất, chính sách phân loại hàng hóa nhập khẩu. Một số doanh nghiệp cần nhập khẩu máy móc thiết bị cũ từ Trung Quốc mà những thủ tục liên quan cũng rất phức tạp. Do đó, Chi cục xác định cần phải tư vấn cho doanh nghiệp ngay trong quá trình xây dựng cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng đúng các tiêu chí. Chi cục cũng tích cực đẩy nhanh việc công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc nhà máy cho doanh nghiệp. Vì nếu không có địa điểm thì doanh nghiệp phải kiểm tra hàng hoá của cửa khẩu hoặc mang hàng hoá đến trụ sở chi cục, doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian và chi phí.
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp có các dự án chuẩn bị đầu tư cũng được Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai triển khai theo hướng khi đã tổ chức các cuộc gặp trực tiếp, hội nghị chuyên đề để tiếp xúc doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu, kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn cụ thể các quy định, chính sách quy trình thủ tục hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp. Chi cục cũng phân công công chức chuyên quản trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Ông Hsu Chi - Wen, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Boltun Việt Nam (doanh nghiệp chế xuất có trụ sở tại KCN Bắc Tiền Phong, TX Quảng Yên) cho biết: Chúng tôi được cấp phép thực hiện Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình có quy mô vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, tương đương 165 triệu USD. Ngay từ rất sớm, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã trao đổi, hướng dẫn thủ tục hải quan để doanh nghiệp nắm bắt, chủ động thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu máy móc tạo tài sản cố định và thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất. Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu dây chuyền máy móc, dây chuyền thiết bị đồng bộ; thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất; các yêu cầu về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất...

Sản xuất tấm silic tại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên).
Nhờ kịp thời xử lý vướng mắc, không để doanh nghiệp phải chịu thêm bất cứ chi phí nào phát sinh trong quá trình làm thủ tục đã ngày càng tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư của tỉnh. Ông Huang Jinxing, Tổng Giám đốc quan hệ đối ngoại Công ty Jinko Solar (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên) cho biết: Tập đoàn đang đầu tư 4 dự án với tổng mức đầu tư gần 1,6 tỷ USD nhằm hoàn thiện chuỗi dây chuyền sản xuất tấm quang năng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi tháng, Công ty làm thủ tục thông quan khoảng 700 tờ khai để nhập khẩu máy móc, thiết bị. Sự quan tâm của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định, chính sách pháp luật, giải quyết được các khó khăn ngay từ ban đầu khi triển khai các thủ tục. Đồng thời, thông báo kịp thời các chính sách ưu đãi về thuế mà doanh nghiệp được hưởng trong quá trình thực hiện đầu tư dự án. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho các dự án đẩy nhanh tiến độ để đi vào hoạt động.
Với những giải pháp quyết liệt trong hỗ trợ doanh nghiệp đã góp phần đưa số thu 2023 của Chi cục có sự bứt phá mạnh mẽ. Thống kê đến ngày 21/11/2023, số thu NSNN của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đạt trên 7.600 tỷ đồng (đạt 170% chỉ tiêu được giao trong năm 2023) và trở thành một trong 10 chi cục có số thu NSNN lớn nhất toàn quốc.
Hoàng Nga
|
Theo số liệu công bố ngày 27/11 của Cục Thống kê tỉnh, tổng GRDP ước năm 2023 của Quảng Ninh tăng 11,03%.
 Sản xuất sản phẩm công nghiệp dệt may tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Liên Hợp Việt Nam tại KCN Cảng biển Hải Hà.
Trong đó, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng 4,43%, đóng góp 0,21 điểm % trong tổng GRDP; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 11,47%, đóng góp 5,65 điểm % trong tổng mức tăng chung GRDP; khu vực III (dịch vụ) tăng 12,56%, đóng góp 4,13 điểm % trong tổng mức tăng chung GRDP; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,93%, đóng góp 1,04 điểm % trong tổng mức tăng chung GRDP toàn tỉnh.
Quy mô GRDP năm 2023 ước tính đạt 315.000 tỷ đồng, với cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 4,7%; khu vực II chiếm 51,9%; khu vực III chiếm 30,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,7%.
Với kết quả này, tăng trưởng GRDP Quảng Ninh năm 2023 đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ ba toàn quốc và lập kỳ tích 9 năm liền tăng trưởng 2 con số. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Quảng Ninh trong 60 năm qua, đặc biệt là trong gần 40 năm đổi mới.
Mạnh Trường
|
Với định hướng đúng, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu kiên định, hơn 10 năm qua thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CNCBCT), coi đây là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế. Nhờ đó ngành kinh tế quan trọng này đã có bước phát triển vững chắc, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đóng góp tích cực vào mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện khu vực phía Bắc giai đoạn 2020-2025...
 KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) từng bước hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng, thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp.
Định hướng đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu kiên định
Quảng Ninh là một trong 7 địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp của tỉnh luôn duy trì trong tốp 10 địa phương đóng góp cao nhất trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cả nước. Đến năm 2020 công nghiệp của tỉnh đóng góp khoảng 3,9% giá trị tăng thêm, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn này, ngành CNCBCT của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 13%/năm. Ở thời điểm này, các nhóm ngành chính: Sản phẩm dệt may - da giày; cơ khí và sản xuất kim loại; chế biến gỗ, giấy, lâm sản… có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đóng góp phần lớn vào xu hướng tăng dần tỷ trọng của ngành CNCBCT của tỉnh…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CNCBCT đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, Đảng bộ tỉnh chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các chương trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển CNCBCT trên địa bàn tỉnh. Tiếp nối chiến lược phát triển, ngay sau Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020-2025), BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển nhanh, bền vững ngành CNCBCT giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 - Nghị quyết đầu tiên của nhiệm kỳ mới. Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành CNCBCT chiếm tỷ trọng trên 15% trong GRDP, tốc độ tăng giá trị bình quân 17%/năm, thu hút tổng vốn đầu tư trên 50.000 tỷ đồng, tạo ra ít nhất 30.000 chỗ làm việc mới; phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng của ngành CNCBCT chiếm 20% trong GRDP, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân 20%/năm, thu hút tổng vốn đầu tư trên 100.000 tỷ đồng, tạo ra trên 50.000 chỗ làm việc mới…
 Sản xuất tấm silic tại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên).
Nghị quyết ra đời được các chuyên gia đầu ngành về kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá là hết sức phù hợp với thực tiễn yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển của Quảng Ninh giai đoạn mới, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nặng nề, để lại nhiều khó khăn thách thức tới ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là du lịch, dịch vụ. Nghị quyết phù hợp với xu thế, thể hiện tầm nhìn mới, tư duy mới của tập thể BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Các quyết sách nêu trong Nghị quyết thể hiện tính khoa học, là bộ công cụ có thể đưa ngay vào tổ chức triển khai thực hiện.
Bám sát Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 01-NQ/TU, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng, ban hành Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 4/1/2021 thực hiện Nghị quyết. Trong đó đề ra 38 nhiệm vụ thuộc 8 nhóm giải pháp; phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương thực hiện. Tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nhanh và bền vững các KKT, KCN nhằm tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển CNCBCT; huy động mọi nguồn lực tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp nói chung, CNCBCT nói riêng, nhanh và bền vững…
 Dây chuyền sản xuất sản phẩm điện tử của nhà máy thuộc Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên).
Từng bước hiện thực hóa các mục tiêu đó, thông qua nhiều nguồn lực khác nhau, Quảng Ninh đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, đảm bảo thông thương hàng hóa. Trong đó, hạ tầng giao thông luôn được tỉnh xác định là then chốt của sự phát triển. Trong 3 năm qua, tỉnh đã hoàn thành hàng loạt các dự án giao thông động lực, như: Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả…, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, tăng cường liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Được tiếp sức để là trụ cột tăng trưởng bền vững, tỉnh không ngừng xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN, KKT. Từ một tỉnh có hạ tầng KCN, KKT vào nhóm thấp kém trong cả nước, đến nay Quảng Ninh đã xây dựng hoàn thiện 6 KCN có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; từng bước tiến đến mục tiêu hoàn thiện 16 KCN, 5 KKT theo Quy hoạch định hướng phát triển các KCN, KKT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh phát triển các KCN theo hướng KCN sinh thái, KCN chuyên sâu, giảm bớt KCN tổng hợp, thu hút hàng trăm nhà đầu tư thứ cấp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đến nay tỉnh đã bắt đầu hình thành chuỗi công nghiệp dệt công nghệ cao tại KCN Cảng biển Hải Hà (giai đoạn 1); chuỗi công nghiệp sản xuất ô tô tại các KCN Việt Hưng, Sông Khoai, Đông Mai, Bắc Tiền Phong (TX Quảng Yên); chuỗi công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử tại KCN Đông Mai, KCN Sông Khoai… với nhiều tập đoàn lớn có năng lực vào đầu tư, như TCL, Foxconn, Jinko Solar…
 Dây chuyền sản xuất thiết bị âm thanh của Công ty Tonly Technology Limited tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên).
Để tạo yên tâm cho các nhà đầu tư, kêu gọi nguồn lực vào ngành CNCBCT, tỉnh đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực đầu tư và các TTHC trực tiếp tác động đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, như đất đai, xây dựng, thuế, hải quan…; kịp thời đề xuất sửa đổi, hủy bỏ những quy định của pháp luật, thủ tục pháp lý còn bất cập để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư; đẩy nhanh tiến độ GPMB để triển khai dự án… Đồng thời tỉnh xây dựng, duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tiên phong, cách làm đột phá như trung tâm hành chính công các cấp, cơ quan xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh, tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, mô hình "Cafe doanh nhân" và hội nghị gặp mặt doanh nghiệp... Qua đó chủ động trong việc tiếp cận, xúc tiến, tháo gỡ vướng mắc của các dự án lớn trong ngành CNCBCT; thu hút có chọn lọc dự án FDI chất lượng cao vào các ngành CNCBCT.
Tại lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam được tổ chức vào trung tuần tháng 10 vừa qua, ông Trần Kinh Vĩ, Tổng Giám đốc vận hành toàn cầu Tập đoàn Jinko Solar, chia sẻ: Tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên), Tập đoàn chúng tôi đã đầu tư 2 dự án với tổng mức đầu tư gần 900 triệu USD, hoàn thiện chuỗi dây chuyền sản xuất tấm quang năng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh đã trở thành địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi dây chuyền sản xuất của Jinko Solar trên phạm vi toàn cầu khi nhà máy đang hoạt động tại tỉnh hiện chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm sản xuất của Tập đoàn tại nước ngoài. Sự đồng hành và hỗ trợ hiệu quả, thực chất của tỉnh Quảng Ninh thời gian vừa qua, cùng với đó là những điểm tích cực trong công tác cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chính là những yếu tố quyết định để Tập đoàn tiếp tục lựa chọn Quảng Ninh là địa điểm đầu tư Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng mức đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD và có thể là các dự án khác trong tương lai.
 Sản xuất sợi tại Công ty TNHH KHKT Texhong Ngân Hà (KCN cảng biển Hải Hà).
Từng bước khẳng định vai trò động lực
Năm 2019 Tập đoàn Foxconn - một trong những “ông lớn” của ngành CNCBCT, triển khai dự án đầu tiên tại Quảng Ninh với nhà máy S-Việt Nam sản xuất module màn hình tinh thể lỏng và bảng mạch điện tử, tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên), tổng vốn đầu tư hơn 137 triệu USD. Sau một thời gian ổn định hoạt động SXKD, tháng 6/2023 Foxconn tiếp tục đầu tư thêm 2 dự án thuộc lĩnh vực CBCT tại KCN Sông Khoai: Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh, diện tích 4,1ha, tổng vốn đầu tư khoảng 46 triệu USD, sản xuất, gia công linh kiện, khuôn mẫu linh kiện của sản phẩm CNTT và sản phẩm truyền thông; nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh, diện tích 6,3ha, tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện, bộ điều khiển sạc điện xe điện. Như vậy đến thời điểm hiện tại, Foxconn có 3 dự án thuộc lĩnh vực CNCBCT đầu tư tại Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 383 triệu USD, chiếm khoảng 1/10 quy mô đầu tư của Foxconn tại Việt Nam.
Jinko Solar - Tập đoàn sản xuất tấm quang năng tiên tiến và lớn bậc nhất thế giới, cũng lựa chọn Quảng Ninh là địa điểm đầu tư các dự án CBCT trị giá tỷ đô. Tháng 1/2022, Dự án công nghệ tấm silic Jinko Solar Việt Nam, tổng mức đầu tư hơn 365 triệu USD, đã cho ra mắt sản phẩm đầu tiên, chỉ gần 4 tháng sau khi được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tháng 10/2023, Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam, tổng mức đầu tư gần 500 triệu USD, chính thức đi vào vận hành sản xuất sau hơn 2 năm triển khai xây dựng. Khi đi vào hoạt động 100% công suất, dự án của Jinko Solar sẽ tạo ra doanh thu ước đạt hơn 100.000 tỷ đồng (4,37 tỷ USD). Sau thời gian được hưởng ưu đãi, dự án sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng/năm (62 triệu USD/năm) qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời tạo việc làm ổn định cho khoảng 4.500 lao động với mức lương trung bình khoảng 13 triệu đồng/người/tháng. Nhận thấy tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là định hướng ưu tiên của tỉnh trong thu hút đầu tư vào ngành CNCBCT, Jinko Solar tiếp tục “rót” tỷ đô vào tỉnh với Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD, đưa tổng mức đầu tư vào Quảng Ninh của Tập đoàn gần 2,5 tỷ USD…
 Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, ti vi thuộc dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn.
Quảng Ninh đang là địa điểm đầu tư các dự án lớn của hàng loạt các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành CNCBCT. Trong đó có thể kể đến các dự án: Sản xuất các sản phẩm an toàn cho ô tô và xe có động cơ (tại KCN Sông Khoai), tổng mức đầu tư 154 triệu USD, công suất thiết kế 10 triệu sản phẩm/năm của Công ty TNHH Autoliv Việt Nam thuộc Tập đoàn Autoliv - Tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong việc nghiên cứu và sản xuất các thiết bị an toàn trên ô tô; Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô (tại KCN Việt Hưng), tổng vốn đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng, của Tập đoàn Thành Công, hợp tác với Škoda Auto của Cộng hòa Séc lắp ráp, sản xuất ô tô thương hiệu Škoda đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á; các dự án thuộc lĩnh vực sơ, sợi tại các KCN Cảng biển Hải Hà, Việt Hưng, Hải Yên…
Với hàng loạt dự án tầm cỡ của các nhà đầu tư tên tuổi, tiềm năng, ngành CNCBCT đang đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng khẳng định là ngành quan trọng trong nền kinh tế; là trụ cột, động lực chính tăng trưởng bền vững của tỉnh. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 1.100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNCBCT với tổng vốn đăng ký trên 175.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực ngoài các KKT, KCN có 980 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho trên 75.800 lao động. Tại các KKT, KCN có 118 dự án CNCBCT, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 160.000 tỷ đồng (82 dự án vốn FDI, tổng vốn đăng ký 4,213 tỷ USD; 36 dự án vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký gần 60.300 tỷ đồng).
 Chủ đầu tư KCN Bắc Tiền Phong (TX Quảng Yên) giới thiệu đến các doanh nghiệp logistics về định hướng thu hút đầu tư vào địa bàn KCN.
Năm 2021 tỷ trọng ngành CNCBCT trong cơ cấu GRDP đạt 11,3% (tăng 1,5% so với năm 2020); năm 2022 đạt 11,5% (tăng 0,2% so với năm 2021); 9 tháng năm 2023 là 11,6%, dần tiến tới mục tiêu đã đề ra đến năm 2025 chiếm 15% trong GRDP. Tốc độ tăng trưởng ngành năm 2021 là 30,73% (gần gấp đôi so với tốc độ 17% của năm 2020); năm 2022 đạt mức 16,54%; 9 tháng năm 2023 đạt 11,77%. Bình quân 3 năm, tốc độ tăng trưởng đạt 19,68%/năm, cao hơn so với mức bình quân đã đề ra theo Nghị quyết số 01-NQ/TU là 17%/năm. Thu hút vốn đầu tư ngành CNCBCT trong 2 tháng cuối năm 2020 và năm 2021 đạt 31.700 tỷ đồng; năm 2022 đạt 12.860 tỷ đồng; 9 tháng năm 2023 đạt 60.300 tỷ đồng. Lũy kế đến nay đã đạt gần 105.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn FDI đạt trên 2,347 tỷ USD. Sau 3 năm, thu hút vốn đầu tư đạt 210% mục tiêu đã đề ra là 50.000 tỷ đồng đến năm 2025 (bình quân 10.000 tỷ đồng/năm). Tổng số lao động ngành CNCBCT tăng trên 23.886 người, đạt gần 80% với mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU đề ra là tạo ra thêm 30.000 việc làm mới đến năm 2025…
9 tháng năm 2023, có 15/21 ngành thuộc lĩnh vực CNCBCT có chỉ số tăng so với cùng kỳ năm 2022, tiêu biểu như: Ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng gần 240%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng gần 165%; ngành sản xuất thiết bị điện tăng hơn 112%; ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng gần 92%; ngành sản xuất trang phục tăng gần 40%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng gần 18%... Một số sản phẩm CNCBCT 9 tháng năm 2023 cũng có mức tăng so cùng kỳ, như: Bia đóng chai tăng 25,7%; nước tinh khiết tăng 13,5%; bộ comlê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng gần 60%; tấm sàn Vinil Tines tăng 214,5%; tấm Silíc tăng 110,2%; vòng tay thông minh gần 850.000 cái...
Với những thành tựu bước đầu đã đạt được, trong giai đoạn mới, tỉnh đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ cao hơn trong phát triển CNCBCT. Quảng Ninh phấn đấu từ nay đến 2025, mỗi năm thu hút khoảng 2 tỷ USD vào lĩnh vực CNCBCT và tạo việc làm mới cho trên 20.000 lao động trở lên. Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu mỗi năm thu hút 3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho từ 30.000 lao động trở lên. Tỷ trọng đóng góp cho GRDP hằng năm của CNCBCT đến năm 2025 khoảng 20%. Tốc độ tăng trưởng ngành CNCBCT hằng năm đạt 20% trở lên…
Song Hà
|
Ngày 13/11, Đoàn công tác Bộ Công Thương do đồng chí Trịnh Đức Duy, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp, sử dụng than cho sản xuất điện trên địa bàn Quảng Ninh. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn.
 Quang cảnh buổi làm việc.
Hiện trên địa bàn Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc đang tiến hành khai thác than theo 47 giấy phép. Với sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh và ngành than, đến nay, trên địa bàn tỉnh không có các điểm phức tạp về khai thác than trái phép; công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than cơ bản đã được kiểm soát; trật tự trong khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh khoáng sản được giữ vững. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngành than ổn định sản xuất, phát triển, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Công tác giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị ngành than cũng được các ngành chức năng của tỉnh quan tâm thực hiện.
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã báo cáo về kết quả kiểm tra thực tế sản xuất kinh doanh của đoàn tại một số đơn vị ở các địa phương: Cẩm Phả, Hạ Long và Đông Triều. Qua kiểm tra, các đơn vị đều tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh than. Tình hình khai thác, chế biến, vận chuyển tiêu thụ than trái phép trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chủ động và chặt chẽ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV và Tổng Công ty Đông Bắc giữ được ổn định, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Ninh. Các đơn vị ngành than cũng đã nỗ lực cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện.
Đại diện TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cũng đề nghị được tháo gỡ khó khăn về việc cấp phép thăm dò, khai thác than; cấp mới và gia hạn giấy phép khai thác; cho phép tiêu thụ các khoáng sản đi kèm….
 Đồng chí Trịnh Đức Duy, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Trưởng đoàn công tác Bộ Công Thương đánh giá cao những nỗ lực của Quảng Ninh trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn
Đồng chí Trịnh Đức Duy, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Trưởng đoàn công tác Bộ Công Thương đánh giá cao những nỗ lực của Quảng Ninh trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn. Đề nghị tỉnh tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ các đơn vị thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh than trên địa bàn, cung cấp ổn định Than cho sản xuất điện góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng chí đề nghị thành viên đoàn công tác thuộc các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các đề nghị, kiến nghị tại buổi làm việc, báo cáo cơ quan chủ quản để sớm tháo gỡ cho các đơn vị ngành than.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, ổn định công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh than trên địa bàn, cung cấp than cho nhiệt điện; đồng thời tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ các đơn vị ngành than về giải phóng mặt bằng, thăm dò khoáng sản, xử lý môi trường, hoàn nguyên tại các mỏ.
Việt Hưng
|
Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển quy hoạch KCN tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, hình thành KCN chuyên ngành, công nghiệp sạch công nghệ cao, trọng tâm thu hút nhà đầu tư phát triển linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô và các ngành công nghiệp sạch khác. Từ đó, tạo nguồn lực kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và các tỉnh, thành lân cận.

Toàn cảnh nhìn từ trên cao KCN Việt Hưng giai đoạn 1.
KCN Việt Hưng (TP Hạ Long) nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg (ngày 6/8/1996) và được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Việt Hưng tại Quyết định số 2416/QĐ-UBND (ngày 17/8/2006), tổng diện tích quy hoạch 300,93ha, chia làm 2 giai đoạn đầu tư (giai đoạn 1 có diện tích 179,76ha; giai đoạn 2 có diện tích 121,17ha).
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg (ngày 11/2/2023), xác định KCN Việt Hưng là một trong 23 KCN trên địa bàn tỉnh, được định hướng phát triển thành KCN chuyên ngành theo hướng công nghiệp sạch công nghệ cao. Bám sát các quy hoạch, sau 17 năm triển khai đầu tư, nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, TP Hạ Long, hết tháng 7/2023, Công ty CP Phát triển KCN Việt Hưng (chủ đầu tư) đã hoàn thành tổng thể hạ tầng kỹ thuật đối với khoảng 208,49/300,93ha, tương đương 70% diện tích dự án.
Riêng đối với giai đoạn 1, chủ đầu tư đã hoàn thành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và đã thu hút được 11 dự án đầu tư thứ cấp, gồm 6 dự án FDI với nguồn vốn đăng ký 88,46 triệu USD và 5 dự án trong nước với nguồn vốn đăng ký 9.894 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 5.400 lao động. Giai đoạn 2 đang được chủ đầu tư tích cực triển khai đầu tư hạ tầng, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2023, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp theo quy định, trong đó có mục tiêu đầu tư xây dựng Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng và Trung tâm Dịch vụ - Hạ tầng ô tô Thành Công Việt Hưng.
Theo chủ đầu tư KCN Việt Hưng, đây là 2 dự án có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của KCN, dẫn dắt và thu hút các dự án thứ cấp mang đến lợi ích tích cực cho KCN cũng như thúc đẩy sự phát triển của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/TU (ngày 16/11/2020) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.
2 dự án sẽ cùng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng của Công ty CP Tập đoàn Thành Công tạo dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ, hiện đại ở khu vực, với quy mô sản xuất 120.000 xe ô tô/năm.

Sản xuất tại Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long (KCN Việt Hưng).
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh, cho biết: UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ triển khai các dự án của Tập đoàn Thành Công tại KCN Việt Hưng để giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư, xây dựng các dự án. Đến nay, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết; các dự án đầu tư, xây dựng đang được đảm bảo theo tiến độ đề ra.
Hiện tại, Dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng và Trung tâm Dịch vụ - Hạ tầng ô tô Thành Công Việt Hưng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng. Trong đó, dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đã hoàn thành ép cọc thí nghiệm và đang thi công một phần cọc đại trà cho phần nền nhà máy. Mục tiêu của chủ đầu tư đến tháng 12/2024 dự án đi vào vận hành và cung cấp những sản phẩm đầu tiên ra thị trường.
Theo lãnh đạo Công ty CP Phát triển KCN Việt Hưng, bám sát chỉ đạo của tỉnh, đơn vị đang tập trung nguồn lực, trang thiết bị máy móc kỹ thuật triển khai san lấp mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của gần 100ha còn lại của giai đoạn 2. Đơn vị phấn đấu đến hết năm 2023, toàn bộ hạ tầng kỹ thuật trong KCN Việt Hưng sẽ hoàn thiện, đảm bảo mục tiêu thu hút các dự án đầu tư công nghiệp sạch công nghệ cao theo định hướng quy hoạch được duyệt.
Mạnh Trường
|
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chú trọng gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, với nhiều lĩnh vực như khai khoáng, điện, vật liệu nổ công nghiệp…, đặc biệt là khai thác, chế biến than tại Quảng Ninh đã tác động đến môi trường. Do vậy, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn quan tâm chú trọng gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Nâng cao năng lực xử lý nước thải mỏ
Với chiến lược phát triển sản xuất luôn đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện chủ trương phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh, hằng năm, TKV dành kinh phí trên 1.300 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường trong toàn Tập đoàn, trong đó riêng vùng Quảng Ninh khoảng 1.100 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, nhiều dự án, công trình môi trường được đầu tư đưa vào hoạt động phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất của TKV.
Đối với công tác xử lý nước thải mỏ, năm 2022, ngành Than đã đầu tư, hoàn thành nâng công suất 5 trạm xử lý nước thải mỏ... Đến nay, toàn Tập đoàn có 50 trạm xử lý nước thải trong hoạt động sản xuất than, trong đó 47 trạm xử lý nước thải mỏ, 3 trạm xử lý nước thải công nghiệp.
Tổng lượng nước thải mỏ đã qua xử lý khoảng 150 triệu m3/năm, và đều được xử lý bảo đảm quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Các trạm xử lý nước thải mỏ cũng được TKV đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, kết nối thông số kỹ thuật, giám sát tự động xử lý nước thải các trạm được truyền dữ liệu về Trung tâm quan trắc môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh để giám sát, quản lý.
 |
Các tuyến đường khu vực cảng Làng Khánh (Công ty Tuyển than Hòn Gai) thường xuyên được phun rửa đường, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. |
Trạm xử lý nước thải 1.200m3/h Mạo Khê được đưa vào hoạt động từ năm 2011. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, trước nhu cầu khai thác than hầm lò mỏ Mạo Khê xuống sâu, phát sinh nước thải mỏ ngày càng tăng cao, TKV đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho Dự án nâng công suất Trạm xử lý nước thải 1.200m3/h lên công suất 2.400m3/h, đây là một trong những trạm có công suất xử lý nước thải lớn nhất hiện nay.
Ông Hoàng Xuân Tùng, Phó Quản đốc Phân xưởng Xử lý nước Uông Bí, Công ty Môi trường - TKV, cho biết: Phân xưởng được giao quản lý, vận hành 16 trạm xử lý nước thải vùng Uông Bí - Mạo Khê và Thái Nguyên. Hiện toàn bộ nước thải mỏ từ hầm bơm -80m và -150m Công ty Than Mạo Khê đều được thu gom xử lý, đáp ứng tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, đảm bảo công tác môi trường tại khu vực.
Để đáp ứng được năng lực xử lý nước thải mỏ, dự kiến giai đoạn 2022-2025, TKV tiếp tục đầu tư nâng công suất thêm 5 trạm xử lý nước thải tại 5 mỏ, gồm: Cọc Sáu, Cao Sơn, Dương Huy, Núi Béo và Thành Công (Than Hòn Gai).
Trong bối cảnh TKV đang tăng sản lượng khai thác than, điều kiện sản xuất tại các mỏ hầm lò ngày càng xuống sâu, diện sản xuất moong than lộ thiên cũng mở rộng, dẫn đến lượng nước thải cần xử lý ngày càng tăng cao, việc tiếp tục đầu tư nâng công suất các trạm xử lý nước thải sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải mỏ trong quá trình sản xuất của TKV.
 |
Máy phun sương cao áp dập bụi tại khu vực kho than Công ty CP Than Hà Tu đang hoạt động hiệu quả. |
Đưa công viên vào trong mỏ, nhà máy
Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường vùng than Quảng Ninh luôn được TKV chú trọng, triển khai quyết liệt, mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của TKV cũng như tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, TKV đã xây dựng và triển khai Đề án bảo vệ môi trường vùng Than Quảng Ninh giai đoạn đến 2025, định hướng tới 2030; kế hoạch tổng thể cải tạo phục hồi môi trường vùng than Quảng Ninh giai đoạn đến 2025, định hướng tới 2030”.
Công tác bảo vệ môi trường đã được các doanh nghiệp ngành Than thực hiện với ý thức, trách nhiệm rất cao, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu song hành cùng sản xuất, góp phần xây dựng môi trường sống, làm việc xanh, sạch, đẹp.
Cùng với việc trồng cây cải tạo phục hồi môi trường tại các khu vực bãi thải, khu vực dừng đổ thải, các tuyến đường mỏ, điển hình như Than Đèo Nai, Núi Béo, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai…, trong nhiều năm qua, các đơn vị sản xuất than lộ thiên, hầm lò, các nhà máy tuyển than, cơ khí, điện… đã xây dựng vườn hoa, cây xanh tại khuôn viên văn phòng các phân xưởng trên khai trường mỏ, tại mặt bằng công nghiệp, trong khuôn viên nhà máy… tạo cảnh quan môi trường theo tiêu chí “Sáng - Xanh - Sạch” và mục tiêu “Xanh hoá môi trường khai thác mỏ và đưa công viên vào trong mỏ, nhà máy” của Tập đoàn, để mỗi phân xưởng, công trường, nhà máy như một công viên thu nhỏ.
 |
Sau khi kết thúc đổ thải, các bãi thải mỏ khu vực TP Hạ Long đang được TKV hoàn nguyên, trồng cây phủ xanh. |
Với rất nhiều giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng tại các đơn vị ngành Than, đã xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường mới phát sinh; chất lượng môi trường, cảnh quan các khu vực có hoạt động sản xuất của TKV và các khu vực dân cư, đô thị lân cận đã được cải thiện. Qua đó, từng bước giảm ảnh hưởng của quá trình khai thác, chế biến than, khoáng sản đến môi trường; đưa công nghiệp khai khoáng trở thành ngành kinh tế phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường, với cộng đồng.
Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn, cho biết: Trong thời gian tới, TKV tiếp tục thực hiện các phương án bảo vệ môi trường tổng thể theo mô hình cụm tại các đơn vị; duy trì vận hành có hiệu quả các công trình môi trường đã đầu tư; tiếp tục đầu tư khởi công mới các công trình môi trường, nhất là các công trình cải thiện môi trường cảnh quan các mặt bằng sản xuất, môi trường làm việc. Đồng thời, Tập đoàn triển khai chủ trương tái sử dụng nước thải mỏ; cải tạo, phục hồi môi trường moong khai thác than lộ thiên 917 - Công ty Than Hòn Gai khi kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ, chuyển moong 917 sử dụng làm hồ dự trữ nước ngọt với dung tích 20 triệu m3; thực hiện mục tiêu “Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao chuỗi giá trị khai thác khoáng sản của TKV.
Việt Trung - TKV
|
Quảng Ninh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong việc hỗ trợ pháp lý, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này có đủ năng lực khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường, qua đó góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh phúc lợi xã hội tại địa phương.

Cục Hải quan tỉnh và Công ty TNHH KCN Hải Hà ký Biên bản ghi nhớ tham gia Chương trình khuyến khích tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 3/2/2020 về Kế hoạch triển khai Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 8/6/2023 về triển khai thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và được lồng ghép trong công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo không có quy định phát sinh điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính gây phiền hà, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, các văn bản ban hành đảm bảo tính hợp biến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Các sở, ngành, địa phương của tỉnh thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các trang website, fanpage của tỉnh, địa phương, sở, ngành; qua nhóm zalo, email, phát hành văn bản. Nội dung thông tin tập trung vào các chủ trương, chính sách mới ban hành của Trung ương, tỉnh; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, những thông tin về thị trường, xu hướng công nghệ, môi trường, chính sách và những tác động của chính sách mới tới doanh nghiệp.
Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, cho biết: Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh rất phấn khởi khi thường xuyên được các cơ quan, đơn vị của tỉnh cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những chủ trương, định hướng lớn của tỉnh trong phát triển KT-XH.
Một số sở, ngành đã chủ động tuyên truyền, phổ biến những quy định mới của các nước trong khối EU, Đông Bắc Á, Nam Á về nhập khẩu lương thực, thực phẩm; các quy định, quy tắc về hợp tác quốc tế; những quy định về các cam kết trong Hiệp định ASEAN, ASEAN+ và RCEP, Hiệp định EVFTA, các cam kết chính của Việt Nam, quy định hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại; thông tin về chuyển dịch chuỗi cung ứng sản xuất trên quy mô toàn cầu, cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh (Sở LĐTB&XH) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hạ Long bồi dưỡng kiến thức khởi sự cho doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Cao Quỳnh.
Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn Luật sư tỉnh cử cán bộ thực hiện nhiệm vụ thường trực hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng các thủ tục khởi kiện; hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn, sử dụng dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý khởi kiện khi có nhu cầu; đăng ký với Bộ Tư pháp công nhận 6 tổ chức hành nghề và 7 cá nhân luật sư tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật của Bộ Tư pháp để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh khi có nhu cầu.
Các sở, ngành liên quan cũng đã tổ chức 3 khóa đào tạo, 70 hội nghị, 29 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nội dung bồi dưỡng khá đa dạng, phong phú, tập trung vào các lĩnh vực pháp luật về lao động, kinh doanh, an toàn thực phẩm, đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, thuế, phí, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, ưu đãi doanh nghiệp có tính chất đặc thù, chính sách về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính.
Bên cạnh việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, các cơ quan, đơn vị của tỉnh cũng đã thực hiện những giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Chỉ tính riêng trong năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh đã cơ cấu lại thời hạn vay nợ, miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với tổng dư nợ 7.124 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 53 doanh nghiệp, người sử dụng lao động vay số tiền trên 12 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 3.202 lượt người lao động.
Với những kết quả tích cực trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã góp phần nâng cao trình độ pháp luật cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong triển khai dự án, kế hoạch kinh doanh, hạn chế rủi ro, tranh chấp trong kinh doanh, từ đó đã khuyến khích, tạo động lực cho nhiều tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp mới. Chỉ tính riêng trong 10 tháng, toàn tỉnh đã thành lập mới 2.277 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Mạnh Trường
|
Ngày 14/11, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh phối hợp với Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực Quản lý sản xuất, phát triển thị trường cho các cơ sở công nghiệp nông thôn” cho khoảng 100 học viên là đại diện, chủ các Cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
 Quang cảnh lớp tập huấn.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được lắng nghe giảng viên của Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh và giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trao đổi về các nội dung: nâng cao năng lực quản lý sản xuất, phát triển thị trường; phổ biến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về Chương trình khuyến công Quốc gia, chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021 – 2025; hướng dẫn quy trình đăng ký kế hoạch, cũng như lập đề án hỗ trợ kinh phí khuyến công, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ nghiệm thu đề án khuyến công…
Tại buổi tập huấn, các học viên cũng đã được giảng viên trực tiếp giải đáp các thắc mắc về những nội dung: thực hiện quản lý sản xuất hiệu quả; phát triển, mở rộng thị trường; định vị doanh nghiệp; bố trí nguồn lực sản xuất;…
 Giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh truyền đạt tới các học viên về nội dung Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, phát triển thị trường.
Thông qua lớp tập huấn sẽ giúp cho các học viên được trang bị thêm các kiến thức nền tảng sản xuất, kinh doanh, kỹ năng chăm sóc khách hàng, phát triển thị trường xây dựng thương hiệu và định hình chuỗi giá trị sản phẩm cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn trên thị trường. Từ đó, nắm bắt, tăng cường sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; chủ động chọn lựa ý tưởng kinh doanh phù hợp, phân tích môi trường kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh và marketing. Đồng thời, quản lý, phân bổ nguồn vốn có hiệu quả và giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Minh Đức
|
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,9%; ngành khai khoáng giảm 5,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,2%.

Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí miền Nam, Alpha ECC, Khu công nghiệp Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN
Tính chung 10 tháng năm 2023, IIP ước tính tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 0,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5%; ngành khai khoáng giảm 3,2%.
Bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng cho hay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng tuy vẫn còn khó khăn nhưng đã phục hồi tích cực hơn quý III/2023.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2023 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: sản phẩm từ cao su và plastic tăng 9,5%; sản phẩm thuốc lá tăng 9,1%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 8,7%; khai thác quặng kim loại tăng 6,3%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,1%; hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 5,9%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,3%.
Từ chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành sản xuất giảm là phương tiện vận tải khác giảm 7,3%; xe có động cơ giảm 4,1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 3,7%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 2,7%...
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Cụ thể, địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao, gồm: Đắk Lắk tăng 36,9%; Bắc Giang tăng 18,6%; Phú Thọ tăng 16,8%; Nam Định tăng 14,4%; Kiên Giang tăng 14%; Hải Phòng tăng 13,5%; Hà Nam tăng 13,1%. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm là: Hòa Bình tăng 0,7%; Quảng Nam giảm 30,4%; Bắc Ninh giảm 13,1%; Vĩnh Long giảm 12,3%; Sóc Trăng giảm 7,6%; Lào Cai giảm 5,1%.
Về tình hình lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/10/2023 tăng 1,0% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,6% và giảm 2,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,2% và giảm 0,9%.
Để thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ này cũng sẽ tập trung những giải pháp trọng tâm như: tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, một số địa phương trọng điểm về công nghiệp, kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất, Chính phủ tiếp tục tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI lớn toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính, tiếp cận tín dụng…
Về phía các doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mong muốn bình ổn giá điện, nước, nhiên liệu để hạn chế gia tăng chi phí sản xuất sản phẩm; đồng thời, kiến nghị Chính phủ kích cầu thị trường trong nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
Cùng với đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mong muốn được giảm lãi suất vay vốn và được hỗ trợ quá trình hoàn thiện hồsơ vay vốn nhanh hơn để doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất kinh doanh kịp thời và hiệu quả hơn.
Theo baotintuc.vn
|
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, tháng 10 đã xuất hiện nhiều điểm sáng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác tại Công ty cổ phần phụ tùng máy số 1. Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN
Với nền tảng vĩ mô ổn định, cùng với các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất, mở rộng thị trường từ các bộ, ngành, các chuyên gia kỳ vọng sản xuất công nghiệp sẽ tăng tốc.
Tín hiệu hồi phục
Theo Báo cáo sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 10 và 10 tháng năm 2023 của Bộ Công Thương mới đây, giá trị sản xuất trong 10 tháng đã có sự phục hồi, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (8 tháng trước đó liên tục đạt mức tăng trưởng âm).
Theo đó, sản xuất công nghiệp tháng 10 tiếp tục xu hướng tích cực hơn tháng trước khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng IIP trong tháng 10 là mức tăng cao nhất trong 7 tháng gần đây (kể từ tháng 4/2023 đến nay). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; ngành khai khoáng giảm 5,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,2%.
Tuy nhiên, những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước nên tính chung 10 tháng, IIP tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%), là mức lũy kế tháng so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất kể từ đầu năm.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhìn chung, suy giảm xuất khẩu ngày càng được thu hẹp khi 10 tháng giảm 7,1% so với mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023. Tính chung 10 tháng, mức giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chỉ bằng 50% mức giảm của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô (giảm 4,1% so với mức giảm 8,1%) cho thấy những nỗ lực của khu vực kinh tế trong nước để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, trong 10 tháng, có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Nhiều nhóm hàng nông sản, gạo, trái cây tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu, là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng trong 10 tháng (tăng 3,8%)...
Theo ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội (Hansiba), dù đã có những khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong nước…
Do vậy, đại diện Hansiba cho rằng, để thực sự đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng, các chính sách cần tập trung vào giải quyết các vướng mắc, khó khăn còn tồn tại trong một số vấn đề như nguồn vốn tài chính, xúc tiến thương mại và đầu tư, nguồn nhân lực, công nghệ, khởi nghiệp lập nghiệp, qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
Quyết liệt để tăng tốc
Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội trong bối cảnh biến động của địa chính trị và kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tạo ra những thuận lợi trong thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh thời gian tới. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá và dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và thời gian tới.
Theo đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ đang tập trung những giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, một số địa phương trọng điểm về công nghiệp.
Trong thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ, đặc biệt là chính sách tiền tệ, hỗ trợ giảm lãi suất. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành nhiều đợt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng sẽ có tác động tích cực trong thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Ông Nguyễn Vân cho hay, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trong năm 2023, nhất là trong những tháng cuối năm. “Chúng tôi đánh giá điều này sẽ có tác động tích cực đến phục hồi và tăng trưởng ở một số ngành như: thép, vật liệu xây dựng, cơ khí….; từ đó góp phần quan trọng kích cầu và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước”.
Bản thân các doanh nghiệp công nghiệp, cơ khí cũng đang dồn lực cho hoạt động sản xuất những tháng cuối năm… Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty cơ khí chính xác SKD Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp ngành cơ khí, công nghiệp chế tạo đều gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ khi tổng cầu giảm sút mạnh. Cùng đó là chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến sản phẩm giảm sức cạnh tranh.
“Chúng tôi đã đẩy nhanh quá trình “số hóa”, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, theo tiêu chuẩn 5S để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. nhờ đó, đến nay công ty vẫn đang có được những bạn hàng quan trọng. SKD đã đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất từ quý III/2023 khi có thêm được nhiều đơn hàng mới cho quý IV/2023 và đầu năm 2024. Tuy vậy, nếu tiếp tục nhận được hỗ trợ thiết thực trong lãi suất, tiếp cận vốn vay, doanh nghiệp sẽ dễ dàng “đón đầu” phục hồi”, ông Kết nói.
Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh việc kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI lớn toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam, cũng như tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính, tiếp cận tín dụng… Từ đó, giúp sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo trong nước tăng tốc về cuối năm.
Theo baotintuc.vn
|
Trước dự báo thị trường nửa cuối năm 2023 chưa thực sự thuận lợi, Bộ Công Thương xây dựng nhiều giải pháp giúp sản xuất công nghiệp bứt tốc tăng trưởng.
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu hồi phục
Theo Bộ Công Thương, bước sang năm 2023 mặc dù tình hình thị trường có nhiều bất ổn nhưng dưới tác động của các biện pháp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Bộ Công Thương sản xuất công nghiệp đã có khởi sắc.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng liên tục từ đầu năm, tháng sau cao hơn tháng trước. Tính riêng tháng 6/2023, IIP ước tính tăng 2,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022 là thời điểm kinh tế bùng nổ sau quyết định kịp thời của Chính phủ mở cửa nền kinh tế vào 3/2022.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng ước tính tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 1,56%), là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023 và đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
 |
Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc |
Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị tăng thêm 6 tháng có sự cải thiện, đạt mức tăng 0,37%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 13,2%; khai thác quặng kim loại tăng 11,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất đồ uống tăng 5,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,6%...
Đáng lưu ý, trong 6 tháng, có 48/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng và ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Cụ thể, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao như: Bắc Giang tăng 16,2%; Phú Thọ tăng 15,3%; Kiên Giang tăng 13,6%; Nam Định tăng 13,4%; Hải Phòng và Phú Yên cùng tăng 13%; Hà Nam tăng 11,7%. Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Hậu Giang tăng 264,4%; Thái Bình tăng 70,4%; Trà Vinh tăng 29,4%; Nam Định tăng 11,9%.
Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên tăng 4,1%; Quảng Ninh tăng 7,4%; Bắc Giang tăng 15,7%, Hải Phòng tăng 12,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,9%, Bình Dương tăng 2,6%; Đồng Nai tăng 3%.
Tập trung thực hiện các giải pháp
Dù sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2023 có dấu hiệu sáng, tuy nhiên ông Trương Thanh Hoài- Cục Trưởng Cục Công nghiệp vẫn cho rằng ngành đang phục hồi rất chậm. Các ngành công nghiệp nền tảng, chủ lực của quốc gia như cơ khí, ô tô, điện tử, dệt may, da – giày, sản xuất kim loại… đều suy giảm đáng kể cả về chỉ số sản xuất, sản lượng sản xuất lẫn kim ngạch xuất khẩu.
Đáng lo, trong 6 tháng cuối năm, các ngành công nghiệp trong nước dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức. Thị trường thế giới vẫn có nhiều yếu tố phức tạp, thị trường trong nước sức mua vẫn sẽ chậm hồi phục; việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp còn rất khó khăn do lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào như logistics, nguyên vật liệu… ở mức cao
Với bối cảnh này, để hoàn thành chỉ tiêu IIP tăng khoảng 8-9% trong năm 2023 được xác định là thách thức lớn. Do vậy, để đạt và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu này, trong 6 tháng cuối năm, ngành Công Thương tập trung thực hiện nhiều giải pháp.
Trong đó, Bộ Công Thương cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội trong tình hình mới.
Bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực để kịp thời nắm bắt, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rà soát tồn đọng, bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, than, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản... nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng, bao gồm: Điều tiết việc cung cấp than, sản xuất, nhập khẩu than phục vụ phát điện; khai thác hiệu quả các nguồn thuỷ điện; đảm bảo các nhà máy nhiệt điện vận hành ổn định, kịp thời khắc phục sự cố nếu phát sinh; khẩn trương hoàn tất đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời đủ điều kiện theo quy định để có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia; tăng cường truyền thông về công tác tiết kiệm điện.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn; trình Chính phủ chiến lược phát triển năng lượng sạch như hydrogen xanh, amoniac xanh; khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện 8 và chiến lược phát triển ngành Điện; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi; luật về năng lượng tái tạo và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là đối với các nội dung liên quan đến khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió, hợp đồng mua bán điện, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế đặc thù trong đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo… hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhất là thủ tục pháp lý để sớm đưa các dự án điện (nhất là các dự án năng lượng tái tạo) đi vào vận hành thương mại.
Chủ động xây dựng phương án điều tiết thị trường, đảm bảo cung ứng, phân phối xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tạo các đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước; tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp cũng đề nghị: “Chính phủ sớm ổn định thị trường tài chính, trọng tâm là thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, phối hợp đồng bộ, hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, huy động các nguồn vốn nhằm ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian sắp tới”.
Hải Linh
|
|
|