Tiết kiệm năng lượng
Nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp

Ngày 22/11/2023, Ban Quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật lĩnh vực tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương (Ban Quản lý dự án) phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức “Hội thảo nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống”.

Hội thảo là hoạt động thuộc Dự án “Đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành  tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án IEEP). Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống cho các doanh nghiệp công nghiệp và giới thiệu chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật của dự án IEEP.
Hội thảo quy tụ 70 đại biểu đến từ liên minh châu Âu(nhà tài trợ Chương trình Chuyển dịch năng lượng bền vững Việt Nam – EU (SETP) mà dự án IEEP là 1 hợp phần), Ban quản lý dự án - Bộ Công Thương, văn phòng dự án IEEP, Sở Công Thương, trung tâm khuyến công các tỉnh phía Bắc, hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp công nghiệp.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết: Tiêu chuẩn quản lý năng lượng đã được ban hành và sử dụng tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... từ năm 2000 và đã mang lại kết quả tiết kiệm năng lượng đáng kể cho các doanh nghiệp/tổ chức áp dụng. Đầu những năm 2000, ở Đan Mạch đã có khoảng 60% doanh nghiệp công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý năng lượng, ở Nhật Bản là khoảng 99% doanh nghiệp trọng điểm áp dụng hệ thống này. Do yêu cầu của thị trường quốc tế và để chuẩn hóa hệ thống quản lý năng lượng, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 - Hệ thống quản lý năng lượng vào năm 2011 và Phiên bản sửa đổi ISO 50001:2018 vào năm 2018. Sau đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019: Hệ thống quản lý năng lượng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm 2019 hoàn toàn tương thích với ISO 50001:2018. Hiện nay, hệ thống quản lý năng lượng này đã được nhìn nhận như một công cụ quản lý năng lượng hữu hiệu trong rất nhiều doanh nghiệp/tổ chức trên thế giới. 
"Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực phối hợp với các tổ chức/cơ quan liên quan để ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SDNL TK&HQ cũng như xây dựng nguồn nhân lực về quản lý năng lượng và triển khai các kế hoạch SDNL TK&HQ " - ông Trịnh Quốc Vũ cho biết. 
Ở Việt Nam, vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và công tác quản lý năng lượng trong các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là các cơ sở trọng điểm đã là yêu cầu bắt buộc theo Luật định bắt đầu từ ngày 1/1/2011.  Theo các qui định của Luật SDNL TK&HQ, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải có các trách nhiệm như: Chỉ định người quản lý năng lượng; Thực hiện kiểm toán năng lượng; Áp dụng mô hình quản lý năng lượng...; Xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và năm năm về SDNL TK&HQ; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SDNL TK&HQ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền  tại địa phương.
Hội thảo là cơ hội để các đơn vị tư vấn/doanh nghiệp công nghiệp nâng cao hiểu biết về SDNL TK&HQ, về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa các yêu cầu của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) Việt Nam và các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 50001. Chính vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 kết hợp với các giải pháp tối ưu hóa hệ thống sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp tuân thủ các qui định của Luật SDNL TK&HQ, tiết kiệm được chi phí năng lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh và góp phần bảo vệ môi trường.
"Để hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lượng tuân thủ các qui định của Luật, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực phối hợp với các tổ chức/cơ quan liên quan để ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như xây dựng nguồn nhân lực về quản lý năng lượng và triển khai các kế hoạch SDNL TK&HQ trong các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Hội thảo ngày hôm nay là cơ hội để các đơn vị tư vấn/doanh nghiệp công nghiệp nâng cao hiểu biết về SDNL TK&HQ, về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống và cũng là cơ hội để nắm bắt các thông tin cụ thể về các hỗ trợ kỹ thuật/nâng cao năng lực của Dự án IEEP." - ông Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo. 
Tại hội thảo các đại biểu đã được cung cấp các thông tin quan trọng và hữu ích liên quan đến các quy định về tiết kiệm năng lượng và quản lý năng lượng trong doanh nghiệp công nghiệp; Những hỗ trợ của dự án IEEP dành cho các doanh nghiệp công nghiệp để áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng; Các vấn đề và các cơ hội của Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001; Những hỗ trợ về tài chính cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng của dự án VSUEE (do Ngân hàng Thế giới tài trợ),, cách thức để tối ưu hóa hệ thống – tiết kiệm tối đa năng lượng cũng như chia sẻ kinh nghiệm áp dụng thành công hệ thống quản lý năng lượng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam. 
Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận về những khó khăn, thách thức cũng như đưa ra những khuyến nghị trong việc triển khai thực hiện hoạt động tiết kiệm năng lượng.
Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Phạm Xuân Trường - Quản lý Dự án - Văn phòng Dự án IEEP nhấn mạnh: "Có thể thấy rằng các biện pháp SDNL TK&HQ, có những giải pháp rất đơn giản như thay đổi trong tập quán vận hành là có thể tiết kiệm được một lượng năng lượng đáng kế và cũng có những giải pháp cần đầu tư thiết bị và áp dụng kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Vì lợi ích của chính doanh nghiệp và đảm bảo việc tuân thủ các qui định của Luật SDNL TK&HQ, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện hiệu suất năng lượng tại doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục, góp phần tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường."
Thông tin về dự án IEEP
Mục tiêu tổng thể của Dự án: Thúc đẩy, kích thích nhu cầu thị trường và ứng dụng giải pháp TKNL trong doanh nghiệp công nghiệp để đạt được kết quả sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, giảm phát thải khí nhà kính đồng thời nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Dự kiến Dự án được thực hiện trong thời gian 05 năm từ 2023 đến 2027
Tổng kinh phí: 6.5 triệu Euro 
Dự án gồm 3 hợp phần chính:
Hợp phần 1: Tăng cường khung thể chế và chính sách.
Hợp phần 2: Thực hiện các chương trình xây dựng và nâng cao năng lực.
Hợp phần 3: Thực hiện các dự án về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống
Phạm vi dự án: Tập trung vào 10 ngành mục tiêu gồm: giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, dệt may, sản xuất hóa chất và phân bón, chế biến cao su, luyện kim và thép, xi măng, nhựa và đồ uống.
Anh Thư
 
Chấm giải Hiệu quả năng lượng năm 2023

Ngày 27/11, tại trụ sở Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA), Ban tổ chức Giải thưởng Hiệu quả năng lượng năm 2023 đã có cuộc họp để thống nhất sơ bộ các sản phẩm, doanh nghiệp và toà nhà đạt giải.

Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức 3 giải thưởng: Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2023, Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng năm 2023, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2023.
Giải thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, những công trình xây dựng tiêu biểu trong việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ đó tạo hiệu ứng về mặt xã hội, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có tính năng kỹ thuật vượt trội, hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng.
Ban tổ chức và hội đồng giám khảo Giải thưởng Hiệu quả năng lượng năm 2023 họp thống nhất sơ bộ các sản phẩm, doanh nghiệp và toà nhà đạt giải.
Ông Nguyễn Văn Long - Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội VECEA cho biết: “Năm 2023 là năm thứ 5 Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam được Bộ Công Thương giao tổ chức các giải thưởng Hiệu quả năng lượng. Các giải thưởng không chỉ hấp dẫn với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã biết tới giải thưởng và tham gia tranh giải với những giải pháp, sản phẩm tiết kiệm năng lượng ấn tượng."
Theo thống kê từ Ban tổ chức, Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2023 đã nhận được 34 hồ sơ tham gia giải công nghiệp từ các doanh nghiệp với đa dạng lĩnh vực như sản xuất bia, xi măng, hoá chất, thép, thực phẩm, điện tử,...; 25 hồ sơ tham gia giải công trình xây dựng đến từ các khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại, trường học,...; 257 sản phẩm thuộc 14 nhãn hàng tham gia giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất trong các lĩnh vực như điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, quạt điện, động cơ điện, đèn led, nồi hơi.
Ban giám khảo là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm về năng lượng và hiệu quả năng lượng.
Hội đồng giám khảo các Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2023 có đại diện Bộ Công Thương; đại diện Hội VECEA; đại diện một số hội, hiệp hội, viện nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng...
PGS.TS Đặng Đình Thống, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: Giải thưởng thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các doanh nghiệp khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nhìn chung hồ sơ được doanh nghiệp chuẩn bị chi tiết, rõ ràng với nhiều bằng chứng chứng minh cụ thể. Có những đơn vị đầu tư nhiều thời gian và công sức, chuẩn bị hồ sơ rất đầy đủ và chi tiết. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
"Với đội ngũ Ban Giám khảo là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm về năng lượng và hiệu quả năng lượng, mỗi hồ sơ được chấm ít nhất hai lần và bám sát các tiêu chí của giải thưởng, đảm bảo sự công bằng và khách quan cho giải thưởng.” – PGS.TS Đặng Đình Thống nhấn mạnh. 
PGS.TS Đặng Đình Thống, Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
Sau khi chấm chung khảo để lựa chọn được doanh nghiệp, sản phẩm đạt giải cao. Đại diện Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo sẽ bố trí 2 đoàn kiểm tra ở phía Bắc và phía Nam để tổ chức xác minh tại doanh nghiệp, đảm bảo tính xác thực, công tâm, minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp.
 Dự kiến lễ trao Giải Hiệu quả năng lượng năm 2023 sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 12 năm 2023 tại Hà Nội.
Ban tổ chức
 
 
Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023

Ngày 29-30/9, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm (TP Hạ Long), UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ KH&CN lần đầu tiên đồng chủ trì tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Techconnect and Innovation Vietnam 2023”. Đây là sự kiện KH&CN quy mô quốc gia, là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khuôn khổ sự kiện, sáng 29/9 đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023. Tới dự chương trình có đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh.

 
 
 
Cơ hội khai thác tiềm năng điện gió

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh mạnh dạn đề xuất và huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Trong đó, điện gió là nguồn năng lượng có nhiều tiềm năng, được các nhà đầu tư quan tâm và khảo sát để phát triển trên địa bàn tỉnh.  

 
Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023

Ngày 29-30/9, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm (TP Hạ Long), UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ KH&CN lần đầu tiên đồng chủ trì tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Techconnect and Innovation Vietnam 2023”. Đây là sự kiện KH&CN quy mô quốc gia, là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khuôn khổ sự kiện, sáng 29/9 đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023. Tới dự chương trình có đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh.

 
 
 
Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023

Ngày 29-30/9, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm (TP Hạ Long), UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ KH&CN lần đầu tiên đồng chủ trì tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Techconnect and Innovation Vietnam 2023”. Đây là sự kiện KH&CN quy mô quốc gia, là cầu nối thúc đẩy hợp tác đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khuôn khổ sự kiện, sáng 29/9 đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng 2023. Tới dự chương trình có đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh.

 
 
 
Cơ hội tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp

 

Cùng với đầu tư thay thế thiết bị, công nghệ để giảm trực tiếp nguồn năng lượng đầu vào cho sản xuất, doanh nghiệp (DN) còn đặc biệt quan tâm tới các nguồn năng lượng mới và tái tạo hay thu hồi nhiệt dư để sản xuất điện…

Ngày 26/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường.
Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này.
Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero”  sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam.
Các báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, các ngành công nghiệp hiện đang sử dụng hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Chỉ tính riêng gần 2.600 cơ sở sản xuất công nghiệp trong danh sách 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021 (theo Quyết định 1480/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đã chiếm tới 33% tổng lượng điện tiêu thụ toàn quốc. Đáng kể, có những ngành như xi măng, sắt thép đang tiêu tốn quá nhiều năng lượng để cho ra được 1 đơn vị sản phẩm.
Các ngành công nghiệp hiện đang sử dụng hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
Doanh nghiệp quan tâm đến nguồn năng lượng mới
Qua chia sẻ của ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển kinh tế bền vững (Bộ Công Thương), đối với ngành xi măng, để tạo ra được 1 tấn xi măng cần phải tiêu thụ khoảng 80 kWh điện và khoảng 130 kg than. “Chi phí để mua năng lượng tính ra đã chiếm khoảng từ 50-55% giá trị của 1 tấn xi măng thành phẩm. Như vậy ngành sản xuất xi măng thực ra là ngành tiêu thụ năng lượng đến hơn 50% giá thành sản phẩm”, ông Vũ phân tích.
Dẫn chứng này phần nào lý giải vì sao hệ số đàn hồi - tức là hiệu quả sử dụng năng lượng/GDP của Việt Nam - mặc dù đã có bước chuyển đáng kể trong những năm gần đây (đã đưa được từ mức gần 2 xuống còn khoảng 1,3), song vẫn đang còn cao hơn nhiều so với các nước phát triển, kể cả các nước trong khu vực như Thái Lan, Mailaysia…
Để đạt được mục tiêu đưa hệ số đàn hồi về mức 1 (thậm chí dưới 1) sau năm 2030 còn rất nhiều việc phải làm, ở cả tầm vĩ mô - trong việc chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng xanh hoá - nghĩa là giảm dần các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng (như xi măng, sắt thép…) sang các ngành sử dụng ít năng lượng hơn (như công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch…); Đồng thời, đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn trong tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
Một con số rất đáng lưu ý từ khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, đó là các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm từ 20-30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp công nghệ TKNL được coi trọng. Các tính toán cũng chỉ ra rằng, khi các cơ sở sản xuất công nghiệp tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm. Theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025, mỗi năm cả nước tiết kiệm được hơn 1,4 tỷ kWh, tương đương tiết kiệm khoảng hơn 3.000 tỷ đồng (tính theo giá điện hiện tại).
Để đạt được mục tiêu đưa hệ số đàn hồi về mức 1 sau năm 2030 còn rất nhiều việc phải làm
Trên thực tế, thời gian qua rất nhiều DN công nghiệp trọng điểm đã quan tâm đầu tư các giải pháp TKNL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp. Cùng với đầu tư thay thế thiết bị, công nghệ để giảm trực tiếp nguồn năng lượng đầu vào cho sản xuất, DN còn đặc biệt quan tâm tới các nguồn năng lượng mới và tái tạo như điện mặt trời hay thu hồi nhiệt dư để sản xuất điện…
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam - Intech Group (đơn vị hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực cơ khí, tự động hoá và công nghệ) cho biết, đối với những nhà máy mới, việc xử lý năng lượng để đảm bảo liên quan đến môi trường được chú trọng ngay từ đầu. “DN đầu tư những hệ thống điện năng lượng mặt trời để chung tay phát triển năng lượng xanh. Nếu các DN cùng tập trung thúc đẩy, Việt Nam sẽ hoàn thành được mục tiêu, hoàn thành những cam kết với thế giới từ đó chính DN được hưởng lợi, xã hội được hưởng lợi, con người cũng được hưởng lợi ở hiện tại và tương lai”, ông Thắng nói.
Còn theo ông ông Đinh Văn Chung, Phó Giám đốc Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất, thực tế Hoà Phát đang thu hồi nhiệt dư và khí thải phát ra môi trường, tận dụng lại nguồn nguyên liệu này để phát điện đang đạt trên 70% tổng sản lượng điện DN phải sử dụng và DN đang hướng đến đầu tư cải tạo là đạt trên 80% tổng sản lượng điện.
Doanh nghiệp hướng tới “sản xuất xanh”
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội”. Từ việc sử dụng điện tiết kiệm trong các hộ tiêu thụ để giảm bớt đi một khoản tiền phải trả, tận dụng ánh sáng tự nhiên, thu hồi nhiệt dư, chất thải để tái sử dụng vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm ô nhiễm ra môi trường… đến nay, nhiều DN đã hướng tới “sản xuất xanh”, tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh thông qua sử dụng hiệu quả năng lượng - kết hợp đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng và phát huy nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ.
Kỹ sư Nguyễn Văn Hoàn, Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Hitachi Astemo Vĩnh Phúc chia sẻ, trong những năm tới DN sẽ thay thế những hệ thống điều hòa sử dụng công nghệ biến tần, tiết kiệm năng lượng nhằm đảm bảo mục đích chung của công ty là đến năm 2035 sẽ trung hòa được 50% lượng carbon đến năm 2050 sẽ trung hoà 100% lượng cacbon.
Đáng kể như Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk, với nguồn lực của 1 DN mạnh, Vinammik hiện có trong tay 1 trang trại, 1 nhà máy đạt trung hoà carbon. Cuối tháng 5 vừa qua, Vinamilk cũng đã công bố lộ trình đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo lộ trình vào năm 2027 cắt giảm 15% khí nhà kính, đến năm 2035 cắt giảm 55% khí nhà kính và trung hoà carbon, đến năm 2050 phát thải ròng bằng 0.
Chi phí để hiện thực hoá các tiềm năng TKNL của DN sẽ không hề nhỏ
Chia sẻ về quá trình DN tiến hành các dự án chuyển dịch xanh, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành nghiên cứu và phát triển Vinamilk, Ban chỉ đạo dự án Net Zero Vinamilk cho biết, đây là quá trình và là hành động kép. DN đã cắt giảm lượng phát thải, hấp thụ năng lượng thừa bằng cách tạo ra những bể carbon. Mục tiêu nhằm giảm thải khí nhà kính từ đó giảm biến đổi khí hậu và xoá dấu chân carbon của DN trong quá trình hoạt động.
“Đầu tư cho quá trình này chắc chắn sẽ tốn chi phí nhưng nếu DN có mục đích, có dự án phải tính toán chi phí đầu tư và lợi nhuận thu lại. Theo kinh nghiệm của DN, nếu đầu tư từ sớm chi phí sẽ thấp hơn và lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nếu những năm trước DN không thực hiện dự án trồng 1 triệu cây xanh, bây giờ không thể trung hoà được lượng phát thải ra môi trường. Chi phí đầu tư này không chỉ là tiền mà còn là nhân lực, thời gian, đòi hỏi quá trình đầu tư lâu dài và xuyên suốt”, ông Khánh chia sẻ.
Tiềm năng TKNL cũng như thu hồi lượng nhiệt dư, chất thải để tái sử dụng trong các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là rất lớn. Song, chi phí để hiện thực hoá các tiềm năng này cũng không hề nhỏ. Câu hỏi nguồn vốn ở đâu khi tiềm lực hạn chế? Ưu đãi thế nào khi đầu tư vào các dự án cần thời gian đầu tư dài nhưng lộ trình hoàn vốn không nhanh vẫn luôn được các DN đặt ra.
Theo: VOV.VN
 
 
Quảng Ninh phát gần 70.000 tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện

 

Giai đoạn từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023 tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng. Cụ thể, tuyên truyền trên loa, đài truyền hình tỉnh và địa phương là 3.589 lượt; 521 bài trên các báo điện tử; 4.535 lượt trang mạng xã hội; phát 69.740 tờ rơi, băng rôn tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; 29 hội nghị khách hàng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tháng 8/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 20/CT-Ttg (ngày 7/5/2020) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu kế hoạch: Toàn tỉnh tiết kiệm điện năng 2% so với tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, trong đó công nghiệp - xây dựng tiết kiệm 2,44% tổng điện năng khu vực; nông lâm ngư nghiệp tiết kiệm 1,86% tổng điện năng khu vực; thương mại, dịch vụ, du lịch tiết kiệm 1,45% tổng điện năng khu vực; dân dụng tiết kiệm 1,42% tổng điện năng khu vực...
Sau khi kế hoạch được duyệt, Sở Công Thương đã thực hiện tuyên truyền trên hệ thống website của Sở, chỉ đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh tổ chức các chương trình tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh như: Giờ trái đất, Gia đình tiết kiệm điện, trường học chung tay tiết kiệm điện, Điều chỉnh phụ tải…đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trong tỉnh thực hiện tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thông của tỉnh đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh về việc tiết kiệm điện.
Qua công tác đánh giá, theo dõi của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho thấy, việc thực hiện tiết kiệm điện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trọng điểm đã được thực hiện cơ bản theo đúng kế hoạch UBND tỉnh đặt ra.
Công nhân Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Quảng Ninh kiểm tra thiết bị tại TBA 110kV Cái Lân.
Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Sở Công Thương đã tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch sử dụng điện tiết kiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh với phương án tiết giảm 10% sản lượng điện so với nhu cầu sử dụng điện theo kế hoạch, cụ thể: năm 2020 tại Quyết định số 742/QĐ- UBND ngày 05/3/2020; Năm 2021 tại Quyết định số 899/QĐ- UBND ngày 25/3/2021; Năm 2022 tại Quyết định số 655/QĐ- UBND ngày 14/3/2022; Năm 2023 tại Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 11/4/2023.
Sau khi được phê duyệt các đơn vị đã triển khai, các giải pháp tiết kiệm điện như: xây dựng, ban hành quy chế sử dụng điện tiết kiệm trong đó đưa chỉ tiêu tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hằng năm; kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị điện; tổ chức kiểm tra, định kỳ đột xuất việc thực hiện của cán bộ, công chức, người lao động...Hàng năm, Sở Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Ninh đánh giá việc thực hiện tiết kiệm điện của các khách hàng theo Kế hoạch được phân bổ, báo cáo UBND tỉnh
Đối với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời
Hiện nay, việc quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang được giao cho Ban Quản lý dịch vụ công ích, Phòng Quản lý đô thị...thuộc UBND cấp huyện, có trường hợp giao cho Công ty cổ phần Môi trường đô thị, thực hiện theo hình thức khoán chi phí trong đó có cả chi phí điện năng. Quá trình thực hiện, đơn vị đã tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, áp dụng các giải pháp giảm tổn thất điện năng, thực hiện thay thế bóng đèn cũ, hỏng bằng đèn chiếu sáng tiết kiệm điện, vận hành hệ thống chiếu sáng theo mùa...bên cạnh đó tỉnh Quảng Ninh cũng đã chỉ đao thực hiện việc lồng ghép thay thế hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn Led đối với các dự án, nâng cấp, cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới hệ thống chiếu sáng trên địa bàn. Đến nay, có 02/13 địa phương đã hoàn thành việc thay thế đèn Led đối với 100% hệ thống chiếu sáng và được vận hành qua trung tâm điều khiển giám sát tự động thông minh. Các địa phương khác trong quá trình nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, thay thế cũng đã và đang sử dụng đèn Led tiết kiệm điện. 
Đối với các hộ gia đình sử dụng điện 
Thông qua công tác tuyên truyền, các cuộc thi “Gia đình tiết kiệm điện” do Công ty Điện lực Quảng Ninh, nhiều hộ gia đình nâng cao ý thức tiết kiệm điện, cụ thể bằng các hình thức như: Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, các thiết bị điện khi ra khỏi phòng; cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết; lựa chọn mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời...Theo thống kê đến nay, toàn tỉnh có 311 hệ thống pin năng lượng mặt trời/tổng công suất 3.734 kWp; gần 3.000 bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời và trên 4.000 hầm khí sinh học phục vụ nông nghiệp...
Đối với các cơ sở thương mại, dịch vụ
Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư đã thực hiện giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào giờ cao điểm buổi tối của hệ thống điện theo yêu cầu của Công ty Điện lực Quảng Ninh; tuân thủ các quy định về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Công ty Điện lực Quảng Ninh trong trường hợp xảy ra thiếu điện.
Mỗi cửa hàng kinh doanh đều được vận động tắt các thiết bị không cần thiết như bảng biển quảng cáo.
Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, doanh nghiệp sản xuất
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020- 2025, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện việc xây dựng và triển khai kế hoạch, áp dụng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả như: sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải; bố trí sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm và việc vận hành các thiết bị điện hoạt động không tải; lắp đặt hệ thống biến tần, khởi động mền; thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu và hỏng hóc bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tổ chức thực hiện đào tạo người quản lý năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 500001; 100% các đơn vị có sản lượng điện trung bình từ 1.000.000kWh/năm trở lên đã thực hiện ký cam kết tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải
Về phía Công ty Điện lực Quảng Ninh (i1) Chủ động tuyên truyền thông tin giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức, ý thức thay đổi thói quen sử dụng điện lãng phí, thực hiện tốt sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; (i2) Tăng cường công tác tuyên truyền đảm bảo nhu cầu điện trong tình hình thời tiết nắng nóng, đăng tải các video clip tuyên truyền các biện pháp sử dụng điện tiết kiểm và hiệu quả của trên mạng xã hội cá nhân như Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram,…nhằm lan tỏa thông điệp tiết kiệm điện đến đông đảo công chúng; (i3) Tăng cường tuyên truyền Chỉ thị 20/CT-TTg đến các cơ quan, doanh nghiệp, đến các hộ dân. Thực hành tiết kiệm điện nơi công sở; (i4) Tổ chức triển khai thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải với sự tham gia của các khách hàng có sản lượng điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên; (i5) Phát động chương trình Gia đình tiết kiệm điện, Trường học chung tay tiết kiệm điện, Giờ trái đất...
Kết quả, giai đoạn từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023 tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng. Cụ thể, tuyên truyền trên loa, đài truyền hình tỉnh và địa phương là 3.589 lượt; 521 bài trên các báo điện tử; 4.535 lượt trang mạng xã hội; phát 69.740 tờ rơi, băng rôn tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; 29 hội nghị khách hàng. Đồng thời đã ký cam kết chương trình điều chỉnh phụ tải với tổng số lũy kế 249 khách hàng.
Đối với sản lượng điện tiết kiệm: Năm 2020 điện thương phẩm đạt 4.726.794.876 tỷ kWh, sản lượng điện tiết kiệm đạt 70.962.589 kwh chiếm 1,5%; Năm 2021 điện thương phẩm đạt 4.989.210.318 tỷ kWh, sản lượng điện tiết kiệm đạt 99.784.207 kWh chiếm 2%; Năm 2022, sản lượng điện thương phẩm đạt 5.444.631.955 kWh, sản lượng điện tiết kiệm đạt 114.337.123 kWh chiếm 2,1%; 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện tiết kiệm đạt 45.099.466 kWh, tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 2.049.975.733 kWh (đạt 2,2%).
Công nhân quản lý vận hành của Truyền tải điện Đông Bắc 1 phát tờ rơi cho học sinh Trường TH&THCS Dương Huy về một số hành vi bị nghiêm cấm, gây sự cố lưới điện và những giải pháp trong việc tiết kiệm điện. (Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh)
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023- 2025 và các năm tiếp theo với mục tiêu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Ngày 19/7/2023, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành kế hoạch số 178/KH-UBND "Về tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh".  Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 20/CT-Ttg (ngày 7/5/2020) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh.
Phòng quản lý năng lượng, Sở Công Thương Quảng Ninh
 
Phát động các giải thưởng Hiệu quả năng lượng năm 2023

 

Ngày 06/9/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp – công trình xây dựng năm 2023; Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2023”.

Tham dự lễ phát động có ông Phương Hoàng Kim, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội VECEA; đại diện một số hội, hiệp hội, viện nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng; đại diện các trung tâm thương mại, các doanh nghiệp công nghiệp, tòa nhà, đơn vị cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền hình.
Ông Phương Hoàng Kim phát biểu tại Lễ phát động giải thưởng
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Theo Số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, cả nước có 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm. Nếu các cơ sở tiêu thụ điện trọng điểm này thực hành để tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm thì bình quân mỗi năm cả nước tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh, tương ứng với tiền điện tiết kiệm được hơn 3.200 tỷ đồng. 
Tương tự, với 27 triệu hộ gia đình, nếu tiết kiệm 1% điện thì mỗi năm cả nước tiết kiệm được 630 triệu kWh, tương đương 1.174 tỷ đồng. 
Đối với các công trình xây dựng tại Việt Nam, mức độ lãng phí năng lượng cũng khá lớn. Theo Bộ Xây dựng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ước tính từ 30-35% với tỷ lệ gia tăng diện tích sàn đưa vào sử dụng hàng năm là trên 40%. 
Những con số trên cho thấy việc sử dụng năng lượng trong ở nước ta còn lãng phí đồng thời dư địa tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực vẫn còn rất tiềm năng. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200 MW.
Hội đồng giám khảo các giải thưởng là các chuyên gia đại diện các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội ngành nghề liên quan có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng" - ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Công Thương, thực hiện Chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/7/2013, đã có trên 90% thiết bị gia dụng có dán nhãn năng lượng. Chương trình đã loại bỏ tiêu thụ bóng đèn sợi đốt, nâng hiệu suất năng lượng đối với 06 loại sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng (Máy biến áp, điều hoà không khí, nồi cơm điện, quạt điện, đèn huỳnh quang ống, CFL).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phương Hoàng Kim, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết: “Giải thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, những công trình xây dựng tiêu biểu trong việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ đó tạo hiệu ứng về mặt xã hội, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có tính năng kỹ thuật vượt trội, hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng”.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh – Giám đốc kinh doanh cấp cao Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning Việt Nam chia sẻ những giá trị và ý nghĩa mà doanh nghiệp thu được từ giải thưởng
Ông Nguyễn Đình Hiệp - Chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cho biết: “ Hội đồng giám khảo các giải thưởng là các chuyên gia đại diện các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội ngành nghề liên quan có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng. Hội đồng sẽ làm việc với tinh thần khách quan, công tâm, minh bạch, dựa trên các thông số kỹ thuật để thực hiện đánh giá các giải pháp, công nghệ sử dụng, thiết bị, sản phẩm đăng ký giải thưởng.”
Thời gian nhận hồ sơ tham gia các giải thưởng đến hết ngày 15/11/2023. Sau khi thời gian nhận hồ sơ kết thúc, hội đồng kỹ thuật giải thưởng sẽ tiến hành đánh giá và lựa chọn các công trình, sản phẩm, doanh nghiệp đạt tiêu chí xét tặng giải thưởng. Ban tổ chức sẽ nhận hồ sơ theo cả 2 hình thức là bản giấy và bản điện tử; và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình gửi hồ sơ tham dự giải thưởng. Dự kiến công bố và trao giải tháng 12 năm 2023.
Thời gian nhận hồ sơ tham gia các giải thưởng đến hết ngày 15/11/2023
Các doanh nghiệp đạt tiêu chí theo các thể lệ ban hành sẽ nhận được chứng nhận, cup bằng khen của Bộ Công Thương. Đặc biệt, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2023 sẽ được dán nhãn chứng nhận của Bộ Công Thương với mã QR đi kèm khi lưu thông sản phẩm, hàng hóa ra thị trường. Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm có thể trực tiếp tham khảo thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm từ điện thoại thông minh tại địa chỉ: https://tietkiemnangluong.com.vn/top-runner
Ban Tổ chức kỳ vọng các giải thưởng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia với nhiều công trình, sản phẩm, doanh nghiệp đạt chứng nhận, góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030.
Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp được Bộ Công Thương phối hợp Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức lần đầu tiên năm 2017. Tính đến nay, giải thưởng đã thu hút sự tham gia của hơn 140 doanh nghiệp với 720 giải pháp tiết kiệm năng lượng. 56 cá nhân cũng đã được Bộ Công Thương và Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam vinh danh.
Với giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng, qua 2 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút 78 đơn vị cùng gần 560 giải pháp tiết kiết kiệm năng lượng. Kết quả, 39 công trình thuộc hạng mục công trình xây dựng mới và công trình cải tạo đáp ứng các tiêu chí của giải thưởng đã được tôn vinh và trao chứng nhận. 
Với giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất, đây là năm thứ tư liên tiếp giải thưởng này được tổ chức. Tính đến nay, gần 300 sản phẩm được công nhận và dán nhãn hiệu suất năng lượng cao nhất, 11 thương hiệu đã được Bộ Công Thương tôn vinh. Các sản phẩm bao gồm: điều hòa không khí, máy giặt, bình nước nóng, đèn led chiếu sáng, máy biến áp, động cơ điện.  
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 
1. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương)
- Địa chỉ: Phòng 305, nhà B, trụ sở Bộ Công Thương, 54 Hai Bà trưng, Hoàn kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 024.22202358. 
- Website: http://tietkiemnangluong.com.vn/.
2. Hội khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam
- Địa chỉ: Số 160 Hoàng Hoa Thám, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 024-37286113
- Website: http://vecea.vn/
3.  Phụ trách truyền thông: Công ty CP Truyền thông VTK
- Địa chỉ: Phòng 202, nhà A1, ngõ 121/2 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3775 1537 | 024 3775 6883. Hotline: 0945673386
- Website: https://vtkmedia.vn/
Anh Thư
 
Trao tặng 16.000 bếp đun tiết kiệm năng lượng cho hội viên phụ nữ khu vực nông thôn, miền núi

16.000 là tổng số bếp đun tiết kiệm năng lượng do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh trao tặng cho hội viên phụ nữ khu vực nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

 
« Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối »

Trang 1 trong tổng số 29

Hình ảnh hoạt động

  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow

Dành cho quảng cáo



Thống kê Website

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay33
mod_vvisit_counterHôm qua216
mod_vvisit_counterTrong tuần33
mod_vvisit_counterTuần trước2138
mod_vvisit_counterTrong tháng666
mod_vvisit_counterTháng trước5544
mod_vvisit_counterLượt truy cập thứ1078008

Khách trực tuyến: 16
IP của bạn: 44.212.96.86
Hôm nay 04 tháng 12 năm 2023