Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hành động bảo vệ, ứng xử với biển, đại dương là trả nghĩa ân tình, là trách nhiệm với "Mẹ thiên nhiên" và cuộc sống trên Trái Đất của mỗi quốc gia, mỗi con người.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng đại dương xanh.” (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)
Tối 28/6, tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng đại dương xanh.”
Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại 2 điểm cầu là Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội (Hà Nội) và Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) nhân Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Đại dương Việt Nam.
Cùng dự tại đầu cầu Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Trị trở ra.
Dự tại đầu cầu Khánh Hòa có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố ven biển từ Thừa Thiên-Huế trở vào; bà con ngư dân và cán bộ, chiến sỹ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trong chương trình, các phóng sự về tình yêu biển, đảo của người Việt Nam, tinh thần đoàn kết vươn ra biển lớn; quá trình nghiên cứu môi trường và sử dụng bền vững biển và đại dương được trình chiếu đan xen các tiết mục văn nghệ ca ngợi tình yêu biển, đảo quê hương. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý chia sẻ kiến thức và tình yêu biển, đảo, cũng như triển vọng về phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Chương trình khẳng định vai trò to lớn của biển và đại dương đối với sự sinh tồn của con người và nhiệm vụ bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên, môi trường biển, đảo; khẳng định Việt Nam là quốc gia biển, với khát vọng thịnh vượng từ biển; thể hiện ý chí bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển, giữ hòa bình cho biển.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng “Mẹ thiên nhiên,” trong đó có biển và đại dương, là người mẹ vĩ đại che chở, nuôi dưỡng cho tất cả chúng ta với trái tim bao dung, lòng nhân ái và tô điểm vẻ đẹp tâm hồn. Hành động bảo vệ, ứng xử với biển, đại dương là trả nghĩa ân tình, là trách nhiệm với "Mẹ thiên nhiên" và cuộc sống trên Trái Đất của mỗi quốc gia, mỗi con người.
Theo Thủ tướng, biển và đại dương bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất, là cái nôi của sự sống, mang lại nguồn tài nguyên vật chất và tinh thần vô cùng to lớn cho nhân loại; là huyết mạch giao thương quốc tế, cửa ngõ kết nối, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hòa bình, thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc.
Tuy nhiên, biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống chưa từng có như cướp biển, buôn lậu; những hành động đơn phương vi phạm pháp luật quốc tế; biến đổi khí hậu; việc khai thác tài nguyên biển quá mức; hệ sinh thái, môi trường biển bị ô nhiễm và suy thoái, nhất là rác thải nhựa, thậm chí rác thải nhựa còn xuất hiện trong loài cá sống sâu nhất của đại dương...
Điều đó đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, cả trước mắt và lâu dài đối với nhân loại, đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia, dân tộc và cộng đồng dân cư. Đã bao lần đại dương “nổi giận” vì cách cư xử của con người, bao loài sinh vật biển quý hiếm đã vĩnh viễn bỏ chúng ta ra đi mãi mãi. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, nhiều loài sẽ tiếp tục biến mất nếu chúng ta không hành động kịp thời, hiệu quả.
 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình cầu truyền hình trực tiếp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
“Đây là vấn đề toàn cầu, toàn dân, đòi hỏi các quốc gia, dân tộc, mọi cộng đồng và mỗi người dân cần nhận thức và hành động đúng đắn vì đại dương xanh, vì hòa bình, an toàn và phát triển bền vững,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần khẩn trương thiết lập và triển khai cơ chế hợp tác khu vực, toàn cầu, chia sẻ dữ liệu, củng cố, hoàn thiện chính sách về bảo tồn các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên biển bền vững một cách thực chất, hiệu quả, đi đôi với bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển và ven biển.
Bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh trên biển trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc tế, nhất là Hiến chương và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, lợi ích và các hoạt động kinh tế hợp pháp chính đáng của các quốc gia.
Cùng với đó, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải, hàng không trên biển; tuân thủ quy định về các cơ chế hợp tác nghề cá trên thế giới mà các nước ven biển là thành viên, các nguyên tắc của Quy chuẩn ứng xử cho nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, là một quốc gia biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ chung tay cùng cộng đồng quốc tế hướng tới đại dương xanh, hành tinh xanh, hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển thịnh vượng, nỗ lực hành động, tôn trọng và tuân thủ luật pháp, công ước quốc tế; chủ động tham gia các cơ chế song phương và đa phương; tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế về biển và đại dương.
Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế; cắt giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết các tranh chấp về biển và đại dương thông qua các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nước khác.
Việt Nam sẽ thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo; tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch về quản trị biển và đại dương.
Đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển dựa trên công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương, nhất là rác thải nhựa.
Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả về biển và đại dương của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển trên thế giới. Thủ tướng cũng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chung tay với cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu về biển và đại dương, đặc biệt trong bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững nguồn lợi kinh tế biển, góp phần bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho người dân gắn với bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.
“Hàng nghìn năm qua, biển đã gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và đời sống của Nhân dân ta, mang lại nguồn lợi vật chất, làm giàu thêm bề dày văn hóa, tinh thần của người Việt Nam chúng ta qua các thời kỳ. Càng yêu biển đảo quê hương bao nhiêu, chúng ta càng phải tăng cường truyền thông, phổ biến và vận động người dân nâng cao ý thức và hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị của biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc,” Thủ tướng chỉ rõ.
Theo Thủ tướng, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế vì một đại dương xanh, một đại dương hòa bình, một đại dương đoàn kết và phát triển, một đại dương nuôi dưỡng cuộc sống và làm đẹp tâm hồn mỗi người. Thủ tướng kêu gọi mọi người hãy hành động thực chất, hiệu quả, thật ý nghĩa để cảm ơn Mẹ thiên nhiên, trong đó có biển và đại dương.
Cũng tại chương trình, các đơn vị, tổ chức tặng xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 1.000 lá cờ Tổ quốc và 1.000 áo phao cứu sinh; tặng Trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 30 bộ ảnh đẹp về biển, đảo cho các trường của 2 huyện; tặng đại diện xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh) và xã Cam Bình (thành phố Cam Ranh) 250 đèn pin phục vụ đi biển và cứu hộ cứu nạn; tặng ngư dân hai huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Ngọc Hiển (Cà Mau), mỗi huyện 10.000 lá cờ Tổ quốc và 1.000 ảnh Bác Hồ; ngư dân hai huyện thuộc tỉnh Phú Yên, Bình Định, mỗi huyện 500 phao cứu sinh.../.
Theo TTXVN/Vietnam+
|
Biến thể phụ BA.5 của Omicron được cho là có khả năng lây lan nhanh đã xâm nhập vào Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo biến chủng mới có thể làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại... Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều.
Chỉ còn 16 bệnh nhân COVID-19 nặng, con số thấp nhất trong 1 năm qua
Theo Bộ Y tế, ngày 27/6 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 637 ca nhiễm mới ều ở trong nước (tăng 80 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 598 ca trong cộng đồng). Hà Nội tăng gần 20 ca COVID-19 so với ngày trước đó với 188 ca, tiếp đến Hải Phòng tăng 64 ca;, Đà Nẵng tăng 48 ca, Yên Bái tăng 20 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua có sự tăng nhẹ lên: 697 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.744.085 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.447 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.736.318 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.226), TP. Hồ Chí Minh (610.032), Nghệ An (485.541), Bắc Giang (387.725), Bình Dương (383.801).
 Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vaccine để phòng mắc COVID-19 là trên 50%. Ảnh: Trần Minh.
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.656.467 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.044.534 trường hợp, trong đó số bệnh nhân đang thở ô xy là 16 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 11 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca. Không còn trường hợp nào phải can thiệp ECMO. Đây là con số bệnh nhân nặng thấp nhất trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta 1 năm qua.
Biến thể phụ BA.5 khiến ca mắc COVID-19 gia tăng
Tại buổi gặp mặt cung cấp thông tin y tế chiều 27/6, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết Việt Nam đã có sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5 của Omicron, có khả năng lấn át biến thể phụ đang phổ biến ở nước ta là BA.2.
"Tuy nhiên, đây là điều tất yếu khi người dân giao lưu, đi lại trong bối cảnh bình thường mới. Qua một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu, biến chủng BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn BA.1 và BA.2 trước đó" - Cục trưởng Phan Trọng Lân nói.
Tại các nước châu Âu và châu Mỹ, BA.4 và BA.5 là hai thủ phạm khiến họ đối mặt hàng loạt làn sóng COVID-19 mới. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 14/6 thông báo tính đến ngày 11/6, có tới hơn 21% số ca mắc COVID-19 tại nước này là do nhiễm hai dòng phụ của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5; số ca mắc mới COVID-19 trong vòng 7 ngày (tính đến ngày 11/6) tại Mỹ là 105.615 ca, tăng 6,7% so với 1 tuần trước đó.
Số ca nhiễm COVID-19 tăng lại ở Singapore. Có đến 45% ca nhiễm trong cộng đồng trong tuần qua là do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron gây ra, tỉ lệ này tuần trước đó là 30%.
Hai dòng phụ có khả năng lây lan cao này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách theo dõi hồi tháng 3 và được coi là biến thể đáng quan ngại ở châu Âu. Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu cảnh báo các dòng phụ mới này đang lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác, có thể dẫn tới số ca nhập viện cao hơn nếu trở thành các biến thể chủ đạo trong khu vực.
Tại buổi gặp mặt, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhận định thế giới vẫn trong đại dịch. Đồng thời, WHO cảnh báo biến chủng mới có thể làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại. Vì thế, các nước vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine, giám sát trọng điểm,...
Hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ
TS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế ghi nhận: Trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có tới 52,8% số tử vong là chưa tiêm vaccine phòng COVID-19; 29.8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.
"Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản"- TS Dương nói.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng Omicron. Do vậy việc tiêm mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;
Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.
Về hiệu quả bảo vệ của vaccine, TS Vương Ánh Dương cho biết thêm: Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vaccine để phòng mắc COVID-19 là trên 50%.
Cụ thể, một nghiên cứu gần đây do Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố, cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, bao gồm hiệu quả bảo vệ khỏi mắc bệnh, mắc bệnh có triệu chứng, mắc bệnh phải nhập viện, mắc bệnh nhập viện thể nặng nguy kịch và mắc bệnh dẫn đến tử vong, cụ thể như sau:
Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 là 52%; Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%; Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 72%; Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%; Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 76%.
Theo Sức khỏe và Đời sống
|
Ngày 28/6, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
 Quang cảnh cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Cô Tô
Thông báo về kết quả kỳ họp thứ 3, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, sau 19 ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 5 Luật, 17 Nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Các luật, nghị quyết được thông qua là những cơ sở pháp lý quan trọng, tiếp tục góp phần bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân, phát triển kinh tế -xã hội.
Đồng chí cũng đã thông báo tới cử tri về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu 6 tháng cuối năm.
 Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi tiếp xúc.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng thông báo về kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tại kỳ họp. Phát huy tinh thần, trách nhiệm của người đại biểu dân cử, các ĐBQH trong Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã tích cực nghiên cứu, tham gia ý kiến vào nội dung các phiên thảo luận. Đã có 8/8 đại biểu Quốc hội trong Đoàn đăng ký phát biểu với 33 lượt phát biểu trực tiếp, tích cực tham gia góp ý vào các nghị quyết, dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí cũng đã thông tin giải đáp những kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội tại các buổi tiếp xúc trước kỳ họp.
 Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Vân Đồn.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri hai huyện Vân Đồn và Cô Tô bày tỏ vui mừng trước kết quả của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và những hoạt động tích cực của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, cử tri 2 địa phương đã kiến nghị một số nội dung liên quan tới việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các địa phương vùng xa, hải đảo; cơ chế đặc thù cho cán bộ không chuyên trách cấp xã; xây dựng các công trình hạ tầng phòng chống thiên tai; vấn đề quản lý sách giáo khoa; hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ của ngư dân...
 Cử tri huyện Vân Đồn kiến nghị tại buổi tiếp xúc.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã trực tiếp giải đáp một số ý kiến tại buổi tiếp xúc. Với các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền cấp trên, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ, chuyển đến Quốc hội và các bộ, ngành chức năng xem xét giải quyết, thảo luận để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thời gian tới.
Thanh Tùng – Hoàng Nam
|
Ngày 28/6, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
 Quang cảnh cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Cô Tô
Thông báo về kết quả kỳ họp thứ 3, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, sau 19 ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 5 Luật, 17 Nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Các luật, nghị quyết được thông qua là những cơ sở pháp lý quan trọng, tiếp tục góp phần bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân, phát triển kinh tế -xã hội.
Đồng chí cũng đã thông báo tới cử tri về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu 6 tháng cuối năm.
 Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi tiếp xúc.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng thông báo về kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tại kỳ họp. Phát huy tinh thần, trách nhiệm của người đại biểu dân cử, các ĐBQH trong Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã tích cực nghiên cứu, tham gia ý kiến vào nội dung các phiên thảo luận. Đã có 8/8 đại biểu Quốc hội trong Đoàn đăng ký phát biểu với 33 lượt phát biểu trực tiếp, tích cực tham gia góp ý vào các nghị quyết, dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí cũng đã thông tin giải đáp những kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội tại các buổi tiếp xúc trước kỳ họp.
 Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Vân Đồn.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri hai huyện Vân Đồn và Cô Tô bày tỏ vui mừng trước kết quả của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và những hoạt động tích cực của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, cử tri 2 địa phương đã kiến nghị một số nội dung liên quan tới việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các địa phương vùng xa, hải đảo; cơ chế đặc thù cho cán bộ không chuyên trách cấp xã; xây dựng các công trình hạ tầng phòng chống thiên tai; vấn đề quản lý sách giáo khoa; hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ của ngư dân...
 Cử tri huyện Vân Đồn kiến nghị tại buổi tiếp xúc.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã trực tiếp giải đáp một số ý kiến tại buổi tiếp xúc. Với các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền cấp trên, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ, chuyển đến Quốc hội và các bộ, ngành chức năng xem xét giải quyết, thảo luận để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thời gian tới.
Thanh Tùng – Hoàng Nam
|
Thông thường mức giá xăng dầu mới được công bố vào 15h nhưng tại kỳ điều hành ngày 1/4, giá xăng sẽ được điều chỉnh sớm hơn do hiệu lực giảm thuế bảo vệ môi trường áp dụng ngay từ 0h. Nguồn tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, dự kiến công bố giá xăng vào đêm nay và mức giá mới có hiệu lực từ 0h ngày kia.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 28/3 với RON92 là 128,65 USD một thùng, RON95 là 132,48 USD một thùng, tăng 7-8% so với đợt điều chỉnh trước đó.
Chia sẻ với PV, lãnh đạo đầu mối xăng dầu ở TP HCM, cho biết chu kỳ 10 ngày qua giá xăng, dầu thế giới tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, từ 1/4, thuế môi trường giảm 2.000 đồng một lít với xăng và 1.000 đồng với dầu nên kỳ điều hành lần này giá xăng, dầu sẽ cùng giảm mạnh.
"Theo tính toán dựa trên dữ liệu hiện có, giá xăng sẽ giảm quanh mức 1.200-1.300 đồng một lít", lãnh đạo xăng dầu ở TP HCM nói.
Đồng quan điểm, giám đốc đầu mối xăng dầu ở Hà Nội cho rằng giá xăng lần này buộc đi xuống vì chính sách giảm thuế môi trường với xăng có hiệu lực. Ngoài ra, tại kỳ điều hành này có thể nhà quản lý sẽ trích thêm Quỹ bình ổn.
Thuế môi trường với xăng dầu bắt đầu giảm từ 1/4/2022 đến 31/12/2022. Sau giảm thuế này, mỗi lít xăng giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.
Ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra của Chính phủ đề nghị nên cân nhắc giảm thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) với xăng, và coi đây như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô thế giới biến động. Mức giảm thuế này sẽ được tính toán trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc, Singapore... và biến động giá thế giới.
Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, kiểm tra và có biện pháp xử lý để giảm áp lực nguồn cung trên thị trường. Việc này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước sử dụng đúng quy định với lượng xăng dầu dự trữ thương mại của doanh nghiệp.
Tại kỳ điều hành 21/3, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630-650 đồng; còn dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng. Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 từ là 28.330 đồng một lít; RON 95 là 29.190 đồng. Dầu hỏa là 22.240 đồng một lít. Dầu diesel về còn 23.630 đồng một lít.
Theo VnExpress.net
|
|
|